Tag: học bổng chevening

Tôi đã chọn một khóa học thật “kỳ lạ”

Tôi đã chọn một khóa học thật “kỳ lạ”

Gregory dẫn chúng tôi đi dọc con đường Thame River từ Tower Bridge đến Greenwick Park vừa đi vừa giới thiệu về lịch sử của từng địa điểm và hỏi thăm về kỳ nghỉ Giáng sinh của chúng tôi. Đó là vào một ngày cuối 

Chút hoài cổ ở Bath yên bình

Chút hoài cổ ở Bath yên bình

Nếu đã trót yêu nét đẹp cổ kính của nước Anh qua ngòi bút của nữ nhà văn Jane Austen, bạn nhất định phải ghé chơi Bath một lần! Ngược dòng thời gian Một buổi sáng thứ 7 vào cuối tháng 10, chuyến xe lửa 

[Chevening Orientation 2019] Ra biển lớn cùng Chevening

[Chevening Orientation 2019] Ra biển lớn cùng Chevening

Tháng mười hàng năm là một dịp rất đặc biệt đối với các học giả Chevening, khi gần 1800 học giả từ khắp nơi trên thế giới cùng tụ họp tại trung tâm hội nghị triển lãm ExCeL, London để tham gia Chevening Orientation. Đó là một “lễ hội văn hóa” đủ màu sắc khi mỗi học giả lại khoác lên mình những bộ quần áo truyền thống, thể hiện bản sắc của quốc gia mình. Chevening Orientation còn là dịp đặc biệt khi các học giả sẽ được gặp gỡ, chia sẻ, được truyền cảm hứng để sẵn sàng cho một năm với nhiều trải nghiệm đáng nhớ. 

Chúng ta hãy cùng nhìn lại trải nghiệm của Nam Phương – Học giả Chevening 2019 tại Chevening Orientation ngày 19/10 vừa qua nhé. 

Tại Lễ Khai giảng Chevening (Chevening Orientation) 2019/2020, tôi đã được trò chuyện với 1.750 học giả năm nay, đến từ 141 quốc gia trải dài khắp năm châu lục. Giữa bữa tiệc đa sắc màu ấy, tôi không khỏi tự hào khi được mang tà áo dài lên sân khấu, và cùng các học giả Chevening Việt Nam vẫy lá cờ đỏ sao vàng.

Thế giới mở ra
Sáng thứ 7, ngày 12/10/2019, tiết trời London âm u, mưa rơi lất phất. Đường phố vắng vẻ, không khí London thật thanh bình  vào sáng cuối tuần khi những người dân thủ đô Anh Quốc còn chưa muốn thức dậy. Thế nhưng trên chuyến tàu đến Trung tâm hội nghị – triển lãm ExCel, không khí không thể nào náo nhiệt hơn, với sự xuất hiện của các học giả Chevening từ khắp nước Anh tụ hội về London.

Mình đến từ Guinea,” một bạn nam mặc quốc phục màu xanh lá cây vui vẻ chào tôi. Khi ấy, tôi lúng túng vì mình không biết Guinea ở đâu cả, đành ngượng ngùng hỏi lại. Rất vui là bạn nhiệt tình giới thiệu về nước mình với tôi, và anh bạn Nam Phi đứng cạnh còn mở bản đồ để hướng dẫn tôi nữa.

Mình biết Việt Nam ở Đông Nam Á đấy nhé! Việt Nam xuất khẩu nhiều gạo lắm,” anh bạn Guinea cười nói.

Đó mới chỉ là khởi đầu cho một ngày “choáng ngợp” của tôi về tính quốc tế của Chevening. Khi đến ExCel, tôi vẫy tay chào cô bạn người Lào đã quen trước đó , rồi xếp hàng cạnh các bạn Kenya, Malaysia, Paraguay, Ấn Độ và Uganda.

Theo quan sát của tôi, các học giả Chevening dù khác nhau về văn hoá, tôn giáo, nghề nghiệp và tuổi tác, nhưng đều có điểm chung là tình yêu với học bổng danh giá này, với nước Anh và ý chí phấn đấu mãnh liệt cho tương lai của mình.

Các diễn giả tại Lễ Khai giảng cũng nhấn mạnh điều đó. Một trong những lợi thế của Chevening là mạng lưới cựu sinh viên toàn cầu – “Học giả trong một năm, Chevener trong cả cuộc đời” là vậy.

Hôm ấy; 1.750 học giả có nhiều cơ hội để trò chuyện, đặc biệt là trong các buổi thảo luận theo chủ đề nóng hổi như khủng hoảng tài chính, cải cách giáo dục, an toàn thông tin hoặc phát triển y tế cộng đồng.

Khi gặp bạn bè quốc tế, tôi nhận ra mình còn hiểu biết rất hạn hẹp về các vấn đề mà thế giới đang phải đối mặt, và tôi cần học hỏi nhiều lắm.

Và cũng vì thế, tôi tự hào khi được là một học giả Chevening, được trở thành một phần của mạng lưới những “nhà lãnh đạo tương lai” toàn cầu. Sau mỗi cuộc trò chuyện với một học giả Chevening đến từ quốc gia khác, tôi cảm giác như một thế giới mới lại mở ra với mình.

Tinh thần Việt Nam
Trong Lễ Khai giảng, tôi và các nữ học giả Chevening Việt Nam đều diện áo dài, vì không gì thể hiện tinh thần dân tộc hơn là bộ quốc phục thân thương. Sự đơn giản mà trang nhã của tà áo dài Việt Nam được nhiều học giả quốc tế chú ý, và họ chủ động đến chụp hình cũng như hỏi thêm về văn hoá Việt.

Ngày hôm ấy, tôi vinh dự được lên sân khấu để nhận chiếc gậy Chevening (Chevening baton), với tư cách là một trong số bảy Đại sứ mạng xã hội năm nay của Chevening toàn cầu. Tôi tự hào khi được mang tà áo dài lên sân khấu, và đại diện Chevening Việt Nam trong khoảnh khắc ấy.

Việc gặp gỡ bạn bè quốc tế tại Lễ Khai giảng cũng khiến tôi nhận ra rằng mình phải nắm thật chắc về văn hoá Việt, con người Việt – vì các học giả Chevening quốc tế đặt nhiều câu hỏi rất “hóc búa” về Việt Nam, và trong nhiều trường hợp, mình là người Việt đầu tiên mà họ gặp gỡ. Công việc “đại sứ văn hoá” này khó thật, nhưng cũng rất thú vị đấy chứ – tôi tự nhủ.

Tôi vẫn còn nhớ hôm ấy, có bạn khen tấm tắc món chả giò, còn bạn khác nhấn mạnh rằng “vịnh Hạ Long đúng là kì quan thế giới”. Sau một ngày dài thảo luận nghiêm túc về tình hình thế giới, chúng tôi kết thúc Lễ Khai giảng bằng những cuộc trò chuyện vui vẻ, nhẹ nhàng như vậy.

Sau đó, các học giả lưu luyến tạm biệt nhau để trở về thành phố mà các bạn đang theo học. Khi ấy, tôi thấy những cái bắt tay, những cái ôm và lời hẹn “Sẽ sớm gặp nhau ở chỗ các bạn nhé!”. Những con người xa lạ nay bỗng trở nên thắm thiết vì cùng được “về đội Chevening” – thật là rất dễ thương.

Kết
Lễ Khai giảng đã trôi qua, và các học giả bắt đầu chương trình học tập tại Anh. Tôi hi vọng đây sẽ là một năm đầy thú vị với mọi người – để đến tháng 7 năm sau tại Lễ chia tay, chúng tôi sẽ có dịp ngồi lại với nhau để “chia ngọt sẻ bùi” về hành trình Chevening của mình.

Xin cảm ơn, Chevening!

Nam Phương đã kịp ghi lại kỷ niệm đáng nhớ của mình trong 1 video ngắn.

Và nếu như bạn muốn trở thành một phần của cộng đồng Chevening, được hòa mình vào không khí náo nhiệt của Chevening Orientation năm tới, hãy nha tay nộp hồ sơ tại https://www.chevening.org/scholarship/vietnam/ và đừng quen hạn nộp hồ sơ học bổng Chevening 2020/2021 là 5/11/2019 nhé.

Chúc các bạn may mắn.

Bài viết: Nguyễn Thị Nam Phương – Chevening 2019/2020
Hình ảnh: Nguyễn Thị Nam Phương – Chevening 2019/2020
[Chia sẻ] Săn Học bổng du học (P3 – kết thúc): “Nồi nào úp vung đấy”

[Chia sẻ] Săn Học bổng du học (P3 – kết thúc): “Nồi nào úp vung đấy”

Chuyện thành – bại khi săn học bổng (và chuyện du học nói chung) phụ thuộc rất lớn vào chuyện bạn tìm được lựa chọn phù hợp với bản thân mình. Đọc tiếp để tìm hiểu cụ thể nhé! 1. Bạn nên nộp nhiều học 

How I won the Chevening Scholarship (and How you can, too), Part 1: Building a Profile

How I won the Chevening Scholarship (and How you can, too), Part 1: Building a Profile

In July 2019, I was honored to receive the Chevening Scholarship to get my Master’s Degree in Digital Media, Culture and Society at the University of Brighton, UK. If you don’t know, Chevening is a prestigious scholarship funded by the UK Foreign and Commonwealth Office. Every year for the past 

[Chia sẻ] Săn Học bổng du học (P2): Thi rớt tức là học dốt?

[Chia sẻ] Săn Học bổng du học (P2): Thi rớt tức là học dốt?

Trong bài thứ hai, mình xin phép chia sẻ về việc xác định thái độ đúng đắn trước khi săn học bổng, và vượt qua chuyện tưởng như rất “khủng khiếp” là thi rớt.

1.

Câu hỏi “Tại sao săn học bổng?” thoạt nghe có vẻ rất dễ trả lời – săn học bổng là để có cơ hội du học, trải nghiệm văn hoá, mở mang tầm óc, có tấm bằng “xịn” mà không tốn tiền.

Những điều trên hoàn toàn đúng. Thế nhưng, nó là những gì sẽ diễn ra khi bạn ĐƯỢC học bổng, chứ không phải là trong quá trình SĂN học bổng.

Mà khoảng cách giữa chuyện bắt đầu rải hồ sơ đến chuyện được học bổng, lên đường đi học thì lại… rất xa – nhanh thì một năm, lâu thì đến..một thập niên. Trong quá trình dài ơi là dài đó, có thể bạn sẽ thi rớt nhiều lần (đăc biệt là khi bạn nộp nhiều học bổng).

Khi bạn thi rớt, tức là mục tiêu “du học miễn phí, mở mang đầu óc” ở trên trở nên xa vời. Có khi bạn cố gắng mãi, năm này qua tháng nọ mà chưa thấy email thông báo thi đậu xuất hiện (chỉ toàn là câu xin lỗi “em rất tốt nhưng tôi rất tiếc”), và mãi mà chưa thấy mình được đi du học trong khi người khác xách vali đi ầm ầm.

Lúc đó, nếu không chun b tâm lý trước, bn s bun, xu h và d dàng nghĩ tiêu cc rng mình hc dt, mình đã phí hoài công sc cho chuyn này, rng mình d hơn người ta, rng mình ch có hi vng gì.

Cùng lúc đó, bạn có thể bận rộn với cuộc sống riêng (như đổi chỗ làm, có dự án mới, có người yêu mới chẳng hạn). Những lúc như vậy (vừa thi rớt lại vừa bận bịu), thì bạn rất dễ chán nản và nhen nhóm ý định bỏ cuộc.

Thế thì bỏ quách đi cho đỡ nhức đầu, nhỉ?

Thực tế là, chuyện đậu rớt học bổng ngoài chuyện năng lực của bạn ra – thì còn rất nhiều yếu tố bên ngoài khác. Bạn xem, số lượng học bổng có hạn mà lượng ứng viên nộp rất đông (cả vài trăm người nộp mà chỉ lựa 20 người chẳng hạn – tỷ lệ rớt quy ra là 90%), nên năm nào cũng sẽ có rất nhiều người chưa may mắn.

Ngoài ra, người ta chọn người phù hợp nhất với tiêu chí của học bổng trong năm đó, chứ không phải là họ đánh giá rằng bạn giỏi hay bạn dở, bạn là người tốt hay người xấu. Nên mong bạn đừng cho rằng email “thi rớt” là họ chê bạn yếu kém nha – chỉ đơn giản là bạn chưa phù hợp với những gì họ tìm kiếm trong năm đó thôi.

Thi rớt là rất bình thường, miễn sao mình rút kinh nghiệm và bước tiếp, nhe!

Có một điều mình chắc chắn: Đó là cho dù bạn đậu hay rớt, thì quá trình săn học bổng cũng bắt bạn trưởng thành hơn, hiểu thêm về ước mơ, điểm mạnh điểm yếu của mình hơn, rèn khả năng trình bày và viết lách hơn. Tức là bạn không mất mát cái gì cả, cho dù kết quả ra sao.

Vì vậy, để yên lòng và vững tâm trong “dặm trường” săn học bổng, mình hi vọng bạn hãy xem chính quá trình làm hồ sơ là trải nghiệm đẹp, giúp bạn rèn luyện kĩ năng và hiểu về bản thân mình.

Nếu bạn nghĩ vậy, thì dù kết quả tốt hay xấu, bạn vẫn là người chiến thắng. Vì bạn dám nộp học bổng, tức là bạn đã rất cố gắng rồi, và bạn có quyền tự hào về điều đó.

2.

Chắc bạn đang tự hỏi: Sao mà bạn này deep vụ này vậy ta?

Chuyện là, trong năm vừa qua mình thi rớt đến 3 lần, và mình khá… bất ngờ khi biết các anh/chị, các bạn khác cũng nhiều lần thi rớt trước khi thành công. Kể cả những anh chị thành tích hoành tráng, thì chuyện lận đận nhiều năm cũng là bình thường.

Hội trai xinh gái đẹp của Chevening Việt Nam năm nay.

Mình thử lấy ví dụ là hai cô gái rất tuyệt vời của Chevening Việt Nam 2019 nhé: Chị Giang Trần để đến được với Chevening năm nay, chị đã không thành công với 5 chương trình khác, còn “cô gái vàng Cambridge” Nghi Nguyễn đã nộp hồ sơ 15 lần và rớt 13 lần trong số đó.

Theo mình, cái khó khi săn học bổng không phải là “thi 1 phát là đậu để chứng tỏ mình giỏi, mình tài năng hơn người”, mà là bạn xử lí ra sao khi thi rớt – bạn sẽ vượt qua nó hay là để nó làm bạn chùn bước? Kiên trì cũng là tố chất mà các học bổng thường tìm kiếm.

Để mình kể lại chuyện bản thân mình thi rớt nghen, và mình học được gì:

Lần 1: Thi rớt một học bổng mà mình biết đến từ lâu. Vì không chuẩn bị tâm lý, lại là lần đầu tiên xin học bổng Thạc sĩ mình nên rất buồn và sốc, đơ cả người ra. Nhận được tin mà… bánh bèo chui vào toilet khóc.

Lần 2: Không chỉ rớt học bổng mà người ta còn không cho mình học tự túc. Phũ phàng chưa?

Lúc này mình cũng hoang mang, nhưng khi đó chỉ còn 2 ngày nữa là phỏng vấn Chevening, mình không cho phép mình được buồn hay được khóc nữa. Ừa thì người ta đánh rớt mình thật, nhưng mình phản ứng thế nào là quyền của mình.

Và mình chn phương án mnh m lên đ còn chiến đu tiếp, vì không còn cách nào c, ngi đó than thân trách phn s ch được gì.

Vào phòng phỏng vấn Chevening, mình nói “em thi rớt 2 lần mà bây giờ em được ngồi đây chia sẻ với mọi người về kế hoạch tương lai của em, vậy là em vinh dự lắm rồi ạ, thật không mong gì hơn”.

Vì mình nghĩ vậy thật. Kết quả có ra sao, thì mình cũng vui vì có một tiếng trò chuyện rất thoải mái với hội đồng phỏng vấn, và họ lắng nghe mình, vậy là mình hoàn thành tốt nhiệm vụ rồi.

Lần 3: Được cho vào danh sách dự bị rồi cũng rớt. Nhưng lần này nhẹ nhàng hơn nhiều rồi, mình cảm thấy nó bình thường lắm. Rớt thì rút kinh nghiệm, nộp tiếp thôi!

Thực sự thì, suy cho cùng, 3 lần thi rớt này chính là một phần quan trọng trong quá trình săn học bổng của mình:

Không thi rớt lần 1 thì mình đã không nộp đơn cho YSEALI, và không thi rớt lần 2 thì mình đã không có buổi nói chuyện rất vui và nhẹ nhàng với Chevening như vừa kể. Và lần 3 thì sao? Lại càng giúp mình mạnh mẽ hơn một chút. Quan trọng là mình phải tiếp tục cố gắng.

Theo mình, thì chuyện thi rớt không phải do bạn dở hơn người ta, và sẽ rất tiếc nếu như bạn để chuyện này làm mình nhụt chí và từ bỏ chuyện săn học bổng. Hãy xem mỗi lần chưa thành công là trải nghiệm tốt, rút kinh nghiệm từ đó, và kiên trì nộp đơn lần nữa, bạn nhé!

Quá trình săn học bổng vì thế sẽ không phải là chuyện ngày một, ngày hai. Hãy kiên nhẫn, cố gắng nhé bạn ơi.

Thân chúc bạn “thất bại là mẹ thành công”. Trong quá trình săn học bổng, nếu có lúc chưa may mắn thì bạn vào đọc lại bài này để giữ vững tinh thần nhé <3

Tác giả bài viết (bạn gái mặc áo dài đỏ) chụp hình cùng bạn và gia đình trong ngày Pre-Departure Briefing & Reception tổ chức tại Lãnh sự quán Việt Nam.

 

Bài viết: Nguyễn Thị Nam Phương – Chevening 2019/2020
Hình ảnh: Nguyễn Thị Nam Phương – Chevening 2019/2020 (hình đại diện: by dylan nolte on Unsplash)