Chevening Chinwag* is a series of informal pleasant conversations with our Vietnamese Chevening scholars, who are currently experiencing their exciting, challenging, and life-changing Chevening journeys. Read along and you will gain insights into: Personal reviews of UK universities: in-class learning method, university facilities, available support …
This is Part 3 of my series on tips to apply for the Chevening Scholarship sponsored by the UK Foreign and Commonwealth Office. Make sure to read Part 1: Building a Profile and Part 2: Writing your essays first. Hello, friends! I have resurfaced after a few months of …
Gregory dẫn chúng tôi đi dọc con đường Thame River từ Tower Bridge đến Greenwick Park vừa đi vừa giới thiệu về lịch sử của từng địa điểm và hỏi thăm về kỳ nghỉ Giáng sinh của chúng tôi. Đó là vào một ngày cuối năm 2019, thầy giáo của chúng tôi- Gregrory Thompson, cũng là trưởng bộ môn, gửi mail cho cả lớp để ‘rủ’ những ai đang ở London dịp nghỉ lễ tham gia đi bộ từ Tháp London đến Công viên Greenwich. Chặng đường cũng ngót ghét hơn 8 km trong thời tiết 4-5 độ ở London.
Đến ngày khởi hành, có 10 người xuất hiện ở điểm hẹn. Thầy giáo của chúng tôi có vẻ ngạc nhiên vì có đông người tham gia hơn ông nghĩ. Chúng tôi bắt đầu đi từ 10:30 AM và vừa đi vừa trò chuyện về đủ thứ trên đời. Chúng tôi nghĩ Gregory sẽ hỏi cảm nhận của mọi người về khóa học, nhưng không, ông chỉ hỏi chúng tôi đang cảm thấy như thế nào, có ổn không, Giáng sinh đã đi những đâu. Cảm giác thân quen như những người bạn đang nói chuyện với nhau vậy. Nếu gặp Gregory ngoài đời chắc chắn không ai nghĩ ông từng là Giám đốc của một nhà hát, và là trưởng bộ môn của một trường đại học, là một người sinh ra và lớn lên ở London. Ông luôn xuất hiện với mới tóc xoăn rối điểm vài sợi bạc, với chiếc áo gió thể thao màu nõn chuối và đôi giày cũ kỹ. Nhưng ông luôn khiến chúng tôi thấy thoải mái trong lớp với những trò đùa hay câu nói hài hước làm cả lớp cười phá lên.
Lớp chúng tôi đã có những ngày khởi đầu không mấy suôn sẻ khi một số sinh viên không nhận được thông báo về thay đổi của môn học trước khi nhập học. Cụ thể là hai bộ môn của khoa Nhân học sẽ thay thế cho hai môn được dạy bởi Khoa Kinh doanh. Nói chính xác là chúng tôi không hiểu tại sao một khóa học về Doanh nghiệp lại được dạy đa phần bởi Khoa Nhân học. Những sinh viên không hài lòng hoặc là sẽ chuyển sang khóa học khác hoặc sẽ khiếu nại nên khoa. Tôi nằm trong số những sinh viên được thông báo từ trước về những thay đổi này và tôi đồng ý với những thay đổi đó. Bởi theo tôi, ngành của chúng tôi là Doanh nghiệp sáng tạo, sản phẩm sẽ rất khác với các lĩnh vực kinh doanh khác và những môn học mới được đưa vào đã được thông báo rất rõ là dựa trên góp ý của sinh viên khóa trước. Vậy đương nhiên nó sẽ phù hợp hơn với lĩnh vực của chúng tôi. Thế nhưng năng lượng trong lớp những tuần đầu khiến tiến độ lớp học thật trì trệ. Gregory đã gặp rắc rối với khoa về đơn khiếu nại. Ông đã có một buổi ngồi nói chuyện với cả lớp sau đó để xin lỗi và giải thích kỹ hơn về những môn học mới được đưa vào.
Nhưng có lẽ phải đến tận hôm nay, chúng tôi mới thực sự hiểu mục đích của Gregory khi đưa hai bộ môn mới đó. Nó thực sự khiến chúng tôi suy nghĩ về việc kinh doanh với mục đích xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, một khóa học đầy nhân văn và cách tiếp cận cũng thực sự sáng tạo.
Họ không dạy chúng tôi cách làm sao để chạy quảng cáo hiệu quả và tiết kiệm. Họ muốn chúng tôi hãy quên việc đó đi và bắt đầu xây dựng một cộng đồng và chi 0 đồng cho việc quảng cáo.
Họ không dạy chúng tôi làm sao để ‘thắng’ trong cuộc chiến cạnh tranh khốc liệt mà lại dạy chúng tôi hợp tác với nhau như thế nào trong một tương lại đang thay đổi liên tục.
Họ không dạy chúng tôi làm sao để trở thành những doanh nhân thành công mà lại muốn chúng tôi đi sâu vào bên trong để tìm giá trị cốt lõi của chính mình. Tại sao chúng tôi lại muốn làm điều mà chúng tôi đang làm?
Họ không dạy chúng tôi làm sao để trở thành những người lãnh đạo quản trị tốt mà lại dạy chúng tôi cách quan sát, cách kết nối không dùng lời nói (leader without leading), cách điều tiết nội lực ở bên trong, cách ứng tác (body improvisation) để luôn thấy mình tự tin và tràn đầy năng lượng.
Và ‘lạ’ hơn, thay vì muốn chúng tôi hãy tạo ra một doanh nghiệp triệu đô, họ lại khuyến khích chúng tôi xây dựng một doanh nghiệp, một tổ chức khiến chúng tôi luôn tự hào.
Buổi đi bộ của chúng tôi dự kiến sẽ kết thúc lúc 3 giờ chiều nhưng phải đến 6 giờ tối chúng tôi mới đến được Greenwich Park. Lúc này chỉ còn lại 4 đến 5 người, một số bạn khác có việc bận nên đã xin phép rời đi trước. Chúng tôi ghé vào một quán Pub mà theo như Gregory thì đó là một quán pub lâu đời ở London. Tôi kể về Giáng sinh của mình với một gia đình người Anh, về chuyến thăm quan quê hương Shakespeare với cô bạn cùng lớp, về những kỳ vọng ở học kỳ tới, về bài luận, vv. Nhưng cho dù là chủ đề gì, thì giữa chúng tôi không còn khoảng cách của một trưởng bộ môn và sinh viên nữa mà giống như một người thầy giàu kinh nghiệm đang cố gắng giúp đỡ sinh viên sắp xếp lại những ý tưởng còn đang hỗn độn của mình.
Nhờ có buổi đi bộ ngày hôm đó, tôi mới nhận ra hoàng hôn ở London thật đẹp. Nếu có một ngày tôi không còn ở đây nữa, điều tôi nhớ nhất về London sẽ là bầu trời, người thầy đáng kính và những người bạn.
Nếu đã trót yêu nét đẹp cổ kính của nước Anh qua ngòi bút của nữ nhà văn Jane Austen, bạn nhất định phải ghé chơi Bath một lần! Ngược dòng thời gian Một buổi sáng thứ 7 vào cuối tháng 10, chuyến xe lửa …
Lời đầu tiên, mình xin chúc mừng bạn đã hoàn thành xong 1/2 chặng đường chinh phục học bổng Chevening năm nay. Bây giờ chúng ta cùng điểm qua một vài điều bạn có thể làm trong thời gian tới nhé. Nghiên cứu kỹ Timeline …
Trong bài thứ hai, mình xin phép chia sẻ về việc xác định thái độ đúng đắn trước khi săn học bổng, và vượt qua chuyện tưởng như rất “khủng khiếp” là thi rớt.
1.
Câu hỏi “Tại sao săn học bổng?” thoạt nghe có vẻ rất dễ trả lời – săn học bổng là để có cơ hội du học, trải nghiệm văn hoá, mở mang tầm óc, có tấm bằng “xịn” mà không tốn tiền.
Những điều trên hoàn toàn đúng. Thế nhưng, nó là những gì sẽ diễn ra khi bạn ĐƯỢC học bổng, chứ không phải là trong quá trình SĂN học bổng.
Mà khoảng cách giữa chuyện bắt đầu rải hồ sơ đến chuyện được học bổng, lên đường đi học thì lại… rất xa – nhanh thì một năm, lâu thì đến..một thập niên. Trong quá trình dài ơi là dài đó, có thể bạn sẽ thi rớt nhiều lần (đăc biệt là khi bạn nộp nhiều học bổng).
Khi bạn thi rớt, tức là mục tiêu “du học miễn phí, mở mang đầu óc” ở trên trở nên xa vời. Có khi bạn cố gắng mãi, năm này qua tháng nọ mà chưa thấy email thông báo thi đậu xuất hiện (chỉ toàn là câu xin lỗi “em rất tốt nhưng tôi rất tiếc”), và mãi mà chưa thấy mình được đi du học trong khi người khác xách vali đi ầm ầm.
Lúc đó, nếu không chuẩn bị tâm lý trước, bạn sẽ buồn, xấu hổ và dễ dàng nghĩ tiêu cực rằng mình học dốt, mình đã phí hoài công sức cho chuyện này, rằng mình dở hơn người ta, rằng mình chả có hi vọng gì.
Cùng lúc đó, bạn có thể bận rộn với cuộc sống riêng (như đổi chỗ làm, có dự án mới, có người yêu mới chẳng hạn). Những lúc như vậy (vừa thi rớt lại vừa bận bịu), thì bạn rất dễ chán nản và nhen nhóm ý định bỏ cuộc.
Thế thì bỏ quách đi cho đỡ nhức đầu, nhỉ?
Thực tế là, chuyện đậu rớt học bổng ngoài chuyện năng lực của bạn ra – thì còn rất nhiều yếu tố bên ngoài khác. Bạn xem, số lượng học bổng có hạn mà lượng ứng viên nộp rất đông (cả vài trăm người nộp mà chỉ lựa 20 người chẳng hạn – tỷ lệ rớt quy ra là 90%), nên năm nào cũng sẽ có rất nhiều người chưa may mắn.
Ngoài ra, người ta chọn người phù hợp nhất với tiêu chí của học bổng trong năm đó, chứ không phải là họ đánh giá rằng bạn giỏi hay bạn dở, bạn là người tốt hay người xấu. Nên mong bạn đừng cho rằng email “thi rớt” là họ chê bạn yếu kém nha – chỉ đơn giản là bạn chưa phù hợp với những gì họ tìm kiếm trong năm đó thôi.
Thi rớt là rất bình thường, miễn sao mình rút kinh nghiệm và bước tiếp, nhe!
Có một điều mình chắc chắn: Đó là cho dù bạn đậu hay rớt, thì quá trình săn học bổng cũng bắt bạn trưởng thành hơn, hiểu thêm về ước mơ, điểm mạnh điểm yếu của mình hơn, rèn khả năng trình bày và viết lách hơn. Tức là bạn không mất mát cái gì cả, cho dù kết quả ra sao.
Vì vậy, để yên lòng và vững tâm trong “dặm trường” săn học bổng, mình hi vọng bạn hãy xem chính quá trình làm hồ sơ là trải nghiệm đẹp, giúp bạn rèn luyện kĩ năng và hiểu về bản thân mình.
Nếu bạn nghĩ vậy, thì dù kết quả tốt hay xấu, bạn vẫn là người chiến thắng. Vì bạn dám nộp học bổng, tức là bạn đã rất cố gắng rồi, và bạn có quyền tự hào về điều đó.
2.
Chắc bạn đang tự hỏi: Sao mà bạn này deep vụ này vậy ta?
Chuyện là, trong năm vừa qua mình thi rớt đến 3 lần, và mình khá… bất ngờ khi biết các anh/chị, các bạn khác cũng nhiều lần thi rớt trước khi thành công. Kể cả những anh chị thành tích hoành tráng, thì chuyện lận đận nhiều năm cũng là bình thường.
Mình thử lấy ví dụ là hai cô gái rất tuyệt vời của Chevening Việt Nam 2019 nhé: Chị Giang Trần để đến được với Chevening năm nay, chị đã không thành công với 5 chương trình khác, còn “cô gái vàng Cambridge” Nghi Nguyễn đã nộp hồ sơ 15 lần và rớt 13 lần trong số đó.
Theo mình, cái khó khi săn học bổng không phải là “thi 1 phát là đậu để chứng tỏ mình giỏi, mình tài năng hơn người”, mà là bạn xử lí ra sao khi thi rớt – bạn sẽ vượt qua nó hay là để nó làm bạn chùn bước? Kiên trì cũng là tố chất mà các học bổng thường tìm kiếm.
Để mình kể lại chuyện bản thân mình thi rớt nghen, và mình học được gì:
Lần 1: Thi rớt một học bổng mà mình biết đến từ lâu. Vì không chuẩn bị tâm lý, lại là lần đầu tiên xin học bổng Thạc sĩ mình nên rất buồn và sốc, đơ cả người ra. Nhận được tin mà… bánh bèo chui vào toilet khóc.
Lần 2: Không chỉ rớt học bổng mà người ta còn không cho mình học tự túc. Phũ phàng chưa?
Lúc này mình cũng hoang mang, nhưng khi đó chỉ còn 2 ngày nữa là phỏng vấn Chevening, mình không cho phép mình được buồn hay được khóc nữa. Ừa thì người ta đánh rớt mình thật, nhưng mình phản ứng thế nào là quyền của mình.
Và mình chọn phương án “mạnh mẽ lên”để còn chiến đấu tiếp, vì không còn cách nào cả, ngồi đó than thân trách phận sẽ chảđược gì.
Vào phòng phỏng vấn Chevening, mình nói “em thi rớt 2 lần mà bây giờ em được ngồi đây chia sẻ với mọi người về kế hoạch tương lai của em, vậy là em vinh dự lắm rồi ạ, thật không mong gì hơn”.
Vì mình nghĩ vậy thật. Kết quả có ra sao, thì mình cũng vui vì có một tiếng trò chuyện rất thoải mái với hội đồng phỏng vấn, và họ lắng nghe mình, vậy là mình hoàn thành tốt nhiệm vụ rồi.
Lần 3: Được cho vào danh sách dự bị rồi cũng rớt. Nhưng lần này nhẹ nhàng hơn nhiều rồi, mình cảm thấy nó bình thường lắm. Rớt thì rút kinh nghiệm, nộp tiếp thôi!
Thực sự thì, suy cho cùng, 3 lần thi rớt này chính là một phần quan trọng trong quá trình săn học bổng của mình:
Không thi rớt lần 1 thì mình đã không nộp đơn cho YSEALI, và không thi rớt lần 2 thì mình đã không có buổi nói chuyện rất vui và nhẹ nhàng với Chevening như vừa kể. Và lần 3 thì sao? Lại càng giúp mình mạnh mẽ hơn một chút. Quan trọng là mình phải tiếp tục cố gắng.
Theo mình, thì chuyện thi rớt không phải do bạn dở hơn người ta, và sẽ rất tiếc nếu như bạn để chuyện này làm mình nhụt chí và từ bỏ chuyện săn học bổng. Hãy xem mỗi lần chưa thành công là trải nghiệm tốt, rút kinh nghiệm từ đó, và kiên trì nộp đơn lần nữa, bạn nhé!
Quá trình săn học bổng vì thế sẽ không phải là chuyện ngày một, ngày hai. Hãy kiên nhẫn, cố gắng nhé bạn ơi.
Thân chúc bạn “thất bại là mẹ thành công”. Trong quá trình săn học bổng, nếu có lúc chưa may mắn thì bạn vào đọc lại bài này để giữ vững tinh thần nhé <3
Bài viết: Nguyễn Thị Nam Phương – Chevening 2019/2020
Hình ảnh: Nguyễn Thị Nam Phương – Chevening 2019/2020 (hình đại diện: by dylan nolte on Unsplash)