Chỉ còn vài ngày nữa là đến hạn cuối nộp hồ sơ Chevening rồi. Nếu bạn đã hoàn thành 4 bài luận thì xin chúc mừng bạn. Nếu chưa cũng không sao cả, bình tĩnh viết nốt nhé! Mình có một vài gợi ý để …
Còn chưa đầy 1 tháng nữa, học bổng Chevening 2025/2026 sẽ chính thức đóng đơn, mong các bạn sớm hoàn thiện hồ sơ ứng tuyển. bạn dám theo đuổi và đi đến cuối hành trình của mình. Nhiều bạn hỏi làm thế nào để hồ …
Trong số CHEVENING CHINWAG #8 lần này, chúng ta sẽ cùng trò chuyện với Dương Oanh, Chevening Scholar 2020/2021. Oanh cũng là Founder (Sáng lập viên) của Dự án Giáo dục nghệ thuật cộng đồng “Art For Education” (Nghệ thuật trong em là) đồng tổ chức với Bảo tàng Quảng Nam dành cho học sinh THCS tại TP. Tam Kỳ, Quảng Nam từ tháng 10/2019. Đây là một trong các dự án vinh dự được góp mặt trong mạng lưới những sáng kiến cộng đồng về thực hành giáo dục nghệ thuật hiệu quả có kết hợp các phương pháp giảng dạy sáng tạo được vinh danh trên website của UNESCO trong Tuần lễ quốc tế về Giáo dục Nghệ Thuật (25-31/05/2020).
Hãy cùng đón xem quá trình học tập tại Trường Nghệ thuật – Đại học Brighton, UK và những dự định tương lai của Dương Oanh với khát vọng mang nghệ thuật vào những dự án giáo dục tại Việt Nam nhé.
Chào Oanh, mình được biết bạn theo học ngành Inclusive Arts Practice tại University of Brighton. Bạn có thể chia sẻ một chút về ngành học của mình và vì sao bạn lại quyết định đến Brighton để học không?
Chào độc giả của Mind The Gap, thông thường mình phải mất khá nhiều thời gian để giải thích về ngành học của mình, kể cả khi mình được các bạn ở Brighton/Anh hỏi. Ngành học còn khá lạ và chưa thực sự có một cách dịch sang tiếng Việt tương đương nào biểu đạt hết ý nghĩa của nó, tuy nhiên, cách dịch tạm được cô Alice Fox chấp nhận – người sáng lập ra khóa học này ở Trường Nghệ thuật – Đại học Brighton, UK từ năm 2008 thì Inclusive Arts Practice tạm hiểu là Thực hành Nghệ thuật dành cho mọi người. Cho tới hiện tại thì đây là course đầu tiên và duy nhất có ở UK. Ở khóa học này, chúng mình được học những kiến thức, triết lý, kỹ năng thực hành, nghiên cứu, và điều phối cần thiết để khởi xướng và quản lý các dự án nghệ thuật dành cho mọi người (Inclusive Arts Projects) với đa dạng các nhóm nghệ sĩ bị lề hóa hay yếu thế, ví dụ như nhóm nghệ sĩ gặp khó khăn học tập (learning difficulties), tự kỷ, nhóm bị xã hội lề hóa do lý do sức khỏe hoặc kinh tế.
Mình không xuất thân từ một người học hay nghệ sĩ có nền tảng đào tạo Arts trong trường Đại học, tuy nhiên, trong quá trình thực hành cá nhân và làm việc với đối tượng học sinh, mình đã ứng dụng nghệ thuật thị giác (chủ yếu là các hình thức vẽ, craft, tư duy hình ảnh) vào việc giảng dạy. Mình thấy bước ngoặt lớn nhất giúp mình dũng cảm theo đuổi con đường học tập về nghệ thuật là sau khi mình khởi xướng dự án Art For Education đồng tổ chức với Bảo tàng Quảng Nam dành cho học sinh cấp 2 ở Tam Kỳ, Quảng Nam năm 2019-2020. Từ quá trình làm dự án, mình nhận thấy còn rất nhiều thiếu sót về năng lực chuyên môn và kỹ năng quản lý dự án có sự tham gia của nhiều bên và để thực hành nghệ thuật một cách chuyên sâu tạo tác động xã hội sâu rộng hơn nữa. Vì vậy, mình quyết định theo đuổi con đường học lên Thạc sĩ ngành “Inclusive Arts Practice”. Mình được biết Giáo sư Alice Fox, Phó khoa Nghệ thuật Trường ĐH Brighton – người sáng lập ra khóa học này đầu tiên ở Anh, đã thực hiện và tham gia nhiều dự án làm việc với các cộng đồng người khuyết tật, các nhóm yếu thế, lề hóa trên khắp thế giới trong đó có Việt Nam nên mình muốn được trải nghiệm học hỏi trực tiếp và tìm những cơ hội để hợp tác và phát triển ngành được cho là còn rất lạ ở Việt Nam sau này. Vì thế, mình đến với Brighton ban đầu là vì chỉ ở đây mới có khóa học mình muốn học. Mà đến rồi, thì mình nhận ra lựa chọn của mình là vô cùng đúng đắn, vì đây được coi là một “inclusive city” nơi rất tôn trọng và cởi mở với sự đa dạng. Đặc biệt, Brighton lại là một thành phố biển ấm áp, nhiều nắng, an toàn, và sống động vừa đủ lý tưởng với mình.
Điều gì bạn thấy thú vị và ấn tượng nhất trong những tiết học của mình?
Thực sự rất khó để lựa chọn điều thú vị nhất nên mình sẽ kể về hai điều mà mình thấy trân quý từ khóa học này. Đầu tiên là về môi trường học tập, nó rất đa dạng và an toàn, mặc dù chúng mình đến từ nhiều background khác nhau (về nền tảng học thuật, thực hành, cũng như về giới) nhưng lại được hỗ trợ và tôn trọng không phân biệt vùng miền. Mình là sinh viên châu Á duy nhất trong lớp học, các bạn và các giảng viên vô cùng quan tâm, khích lệ và giúp đỡ để mình có thể hòa nhập tốt vào lớp học. Trong các tiết học, điều mà các cô giáo luôn nhấn mạnh với chúng mình là “there’s no right or wrong”, tất cả đóng góp của mọi người đều được trân trọng, và vì thế mà chúng mình được trao cơ hội để phát triển năng lực bản thân với màu sắc cá tính riêng, và với nguồn lực mà chúng mình có.
Điều thứ hai là về module học, với cái tên lạ lùng như “Working Together” hay “Looking Ahead”, mình khá ấn tượng với cách đặt tên môn học này. Chúng mình có cơ hội học tập trong các workshop thực hành nghệ thuật cùng với nhóm nghệ sĩ của Rocket Artists Studios – một studio thực hành nghệ thuật dành cho các bạn nghệ sĩ có gặp khó khăn học tập do các cô giáo của khoa mình quản lý. Trong các workshop này, chúng mình được trao đổi sự sáng tạo, thực hành kỹ năng điều phối, tham gia hoạt động, và hợp tác sáng tạo (collaborative creativity) với nhau. Đó là một cơ hội quý giá để thực hành thực tế và giúp chúng mình có một cái nhìn sâu sắc hơn về cả ethic (đạo đức) và cách làm việc với nhóm đối tượng yếu thế. Trong môn học “Looking Ahead”, chúng mình được trang bị kỹ năng và nguồn hỗ trợ từ nhà trường để xây dựng kế hoạch phát triển bản thân và xây dựng một bộ portfolio chuẩn bị cho hành trình tương lai của mỗi người trên con đường phát triển sự nghiệp. Dù khá là khó và căng thẳng, nhưng mình không thể phủ nhận được rằng nó rất hữu ích vì đã tạo cho chúng mình cơ hội để chiêm nghiệm, nhìn lại hành trình thực hành cá nhân, và suy nghĩ, lên kế hoạch, mở rộng network, nguồn lực hỗ trợ cho các bước tiến của sự nghiệp sau này.
Tình hình dịch bệnh có ảnh hưởng gì đến việc học tập và cuộc sống của bạn? Bạn đã vượt qua những khó khăn đó như thế nào?
Mình may mắn vì có một tháng đầu được học trực tiếp ở một theatre trong trường nhưng do những quy định về giãn cách xã hội phải đeo khẩu trang và ngồi cách nhau 2m, chúng mình gặp khá nhiều khó khăn trong các hoạt động vẽ chung hay thảo luận. Tuy nhiên, các cô giáo đã linh hoạt thay đổi cách thức và tính chất hoạt động để chúng mình vẫn có thể trải nghiệm hết ý nghĩa của mỗi hoạt động trong workshop. Sau đó, toàn bộ phần còn lại của năm học là chuỗi những lớp học online kéo dài và khá căng thẳng. Mình học vào mỗi thứ tư hàng tuần từ 10h sáng đến 5h chiều với một tiếng nghỉ trưa và một vài khoảng nghỉ ngắn giữa các môn học. Chúng thực sự rất căng, nên đôi khi cảm giác bị quá tải. Tuy vậy, có một điểm rất đáng quý của lớp học mình đó là trước giờ học các cô giáo luôn check-in xem mọi người có ổn không, gặp khó khăn gì và nếu không thể tham gia lớp học thì có thể xem phần recording về sau. Các cô cũng dành 30 phút trước khi bắt đầu lớp học để trực email hoặc là Teams nếu ai muốn trò chuyện riêng để có thể sẵn sàng học sau đó. Bản thân mình thì luôn quan sát và tự hỏi “Mình có sẵn sàng cho tiết học hôm nay không?, nếu không thì vì sao”, và từ đó mình thả lỏng hơn, bớt kỳ vọng và đặt những mục tiêu nhỏ cho mỗi buổi để trải nghiệm buổi học một cách nhẹ nhàng hơn.
Về cuộc sống sinh hoạt thì không có quá nhiều biến động lớn. Mình may mắn vì vẫn được ra đường, đi dạo công viên, đi siêu thị mua đồ ăn, gặp gỡ bạn bè sau khi hết lockdown. Thực ra, có vẻ còn sống theo lối sống “healthy” (lành mạnh) hơn vì tự nấu ăn đầy đủ và dành nhiều thời gian chất lượng chăm sóc đời sống tinh thần cho bản thân. Mình cảm nhận thấy đây là một quãng thời gian rất quý báu để quay về không gian của chính mình, trân trọng mọi niềm hạnh phúc giản đơn mà mình có, những điều trước đây đôi khi mình lãng quên hoặc không chú tâm.
Bạn có thể chia sẻ những dự định của mình sau khi trở về nước cho các bạn độc giả của Mind The Gap được không?
Trong thời gian đi học, mình có duy trì workshop vẽ và làm đồ thủ công hàng tuần qua Teams với một bạn tự kỷ ở Việt Nam. Vì vậy, dự định ngay sau khi về nước là sẽ thực hiện lời hứa cùng bạn ấy tổ chức buổi trưng bày tranh và các sản phẩm sáng tạo của bạn trong một năm qua, với mong muốn chia sẻ những nỗ lực và niềm vui mà bạn đã kiên trì thực hành cùng mình tới khán giả. Mình hy vọng, sự kiện đó có thể tiếp thêm sự tự tin cho bạn trên hành trình tiếp tục sáng tạo và truyền cảm hứng tới các nghệ sĩ tự kỷ khác.
Ngoài ra, với phần quỹ còn lại của dự án Art For Education, mình sẽ thực hiện giai đoạn hai của dự án với các bạn học sinh ở Quảng Nam. Sau một năm đi học, thế giới quan của mình đã thay đổi khá nhiều nên mình sẽ thay đổi cách tiếp cận một chút so với giai đoạn một. Chi tiết kế hoạch thì mình vẫn đang trong thời gian xây dựng, hy vọng khi trở về sẽ vẫn nhận được sự hỗ trợ của Bảo tàng Quảng Nam và các thầy cô, phụ huynh, học trò, cũng như các đơn vị đã ủng hộ dự án trong suốt thời gian qua.
Về dài hạn, mình vẫn nuôi ước mơ như trong kế hoạch học tập mình đã chia sẻ trước lúc đi học, đó là có thể xây dựng được một art studio thực hành nghệ thuật cùng các bạn học sinh yếu thế (các bạn tự kỷ, gặp khó khăn học tập, trải qua sang chấn tuổi thơ, khó khăn về điều kiện kinh tế,…). Mình khá may mắn vì hiện tại đang được tham gia hỗ trợ studio của khoa mình nên được làm việc trực tiếp với các bạn nghệ sĩ gặp khó khăn học tập. Mình hy vọng sẽ tích lũy được kinh nghiệm làm việc và mở rộng network để tiếp tục phát triển mục tiêu dài hạn của mình.
Hiện tại, Học bổng Chevening đang mở đơn cho năm học 2022-2023. Bạn có lời khuyên gì cho các bạn đang muốn ứng tuyển trong lĩnh vực Nghệ thuật và Giáo dục để có thể làm nổi bật hồ sơ của mình?.
Chào các bạn đang có ý định ứng tuyển trong lĩnh vực Nghệ thuật và Giáo dục! Mình nghĩ điều quan trọng nhất để xem xét làm sao làm nổi bật hồ sơ của mình đó là phải biết mình đi học để làm gì (câu hỏi có vẻ quen thuộc và hiển nhiên nhưng mình nhận thấy mình nên có một câu trả lời thuyết phục bản thân mình trước nhất, cũng là một quá trình để mình hiểu mình). Bạn nên có một kế hoạch phát triển bản thân trước đó để biết mình sẽ nên đưa thông điệp hay câu chuyện nào vào bài luận. Mặc dù có yêu cầu bài luận về study plan, nhưng mình khuyến khích các bạn hãy có một folder về kế hoạch chi tiết nhất có thể cho riêng mình một cách nghiêm túc vì nó sẽ là kim chỉ nam cho bạn sau này, vì đi học rồi sẽ có rất nhiều yếu tố thay đổi, nên việc giữ một cái “core” cho mình là điều rất quan trọng.
Xác định định hướng mình muốn đi học về các kiến thức – kỹ năng cụ thể nào để phục vụ công việc sau đó, hay mình muốn phát triển năng lực nghiên cứu, năng lực tự học và mở rộng network, sẽ dẫn bạn đến với việc lựa chọn nhánh nhỏ trong ngành học của bạn rất khác nhau. Ví dụ mục tiêu của mình là muốn phát triển năng lực quản lý dự án nghệ thuật với nhóm đối tượng yếu thế nên mình tìm khóa học có chương trình học cung cấp cho mình các kỹ năng điều phối, có trải nghiệm thực tế về cả thực hành lẫn nghiên cứu về hoạt động nghệ thuật với nhóm đối tượng mà mình hướng tới. Vì thế mình chọn Brighton mà không phải là London – nơi được cho là có rất nhiều trường top và mạnh về Nghệ thuật. Nhưng mình lại không hợp với các ngành Art management hay curating nên đó không phải là lựa chọn phù hợp. Vì vậy, xác định được mục tiêu – ngành học – kế hoạch phát triển tương lai sẽ giúp mình soi chiếu lại những gì mình có, trải nghiệm cũ – thành tựu cũ để đưa câu chuyện vào hồ sơ của mình.
Sau quá trình có đọc luận giúp nhiều bạn, mình nhận ra ai cũng có những câu chuyện rất riêng nhưng đôi khi mọi người chưa đưa được những điều “kỳ diệu” mà mọi người đã làm được vào đó mà thường tập trung việc kể và diễn giải sự kiện. Vì thế, mình chia sẻ với mọi người về lưu ý nên chọn ra “thông điệp” mình muốn truyền tải trước rồi mới dùng câu chuyện hay thành tựu để minh chứng cho các thông điệp đó. Bởi, nếu là mình, mình muốn hiểu về con người này trước khi nghe chi tiết diễn biến sự kiện hơn. Chúc các bạn sẽ tìm thấy niềm vui trong quá trình hiểu mình và biểu đạt mình này.
Mình được biết, bạn vừa kết thúc khóa học và chuẩn bị về Việt Nam. Có điều gì bạn thấy nuối tiếc không? Bạn có nhắn nhủ gì cho các bạn đang chuẩn bị sang học theo học bổng Chevening năm nay?
Điều mà mình thấy nuối tiếc nhất chắc là “Ôi sao tôi không đi học sớm hơn!” vì chỉ có một năm thôi mà đã quan sát được rất nhiều sự chuyển hóa bên trong mình về cách nhìn nhận mọi sự việc, cách mình đặt mục tiêu cho công việc và cân bằng cuộc sống. Mình đùa một chút thôi, chứ bây giờ sắp về rồi lại cảm thấy tiếc nuối vì đã không sắp xếp đi trải nghiệm nhiều nơi hơn. Ngày trước lúc lên đường có nghe các anh chị alumni khuyên nên lập kế hoạch du lịch trải nghiệm vòng quanh UK từ sớm, mà mình thì lại hay tùy hứng nên đã không nghiêm túc chuẩn bị. Mỗi khi đến một nơi khác nhau, mình đều cảm thấy rất hạnh phúc, thích thú về thiên nhiên và con người ở đây. Vì vậy, vẫn là một lời khuyên cũ “hãy đi nhiều nhất có thể các bạn nhé!”.
Ngoài ra, với các bạn dự định học art thì việc tìm cơ hội volunteer hay internship trong các bảo tàng, gallery hay studio sẽ rất hữu ích. Mình có trải nghiệm volunteer ở một Gallery khá vui và học hỏi được nhiều điều về cách họ vận hành, quản lý khi có triển lãm. Còn lại thì mình nghĩ, chỉ cần chuẩn bị một tâm thế cởi mở và đón nhận sự thay đổi, lạc quan và trí tò mò để lên đường.
Mình thích câu này của chị Phương Mai trong Tôi là một con lừa: “Trước mỗi lần lên đường, tôi cố gắng trút bỏ mọi định kiến, mọi hình dung. Tôi dốc cạn để đầu óc trống rỗng, không mong chờ, không phán đoán. Tôi liều mạng để trái tim mình rộng mở, trần trụi.
Và tôi lên đường như một tờ giấy trắng, với niềm khát khao được phủ kín, được lấp đầy, được đổi thay.”
Hy vọng “tờ giấy trắng” của các bạn sẽ có thật nhiều màu sắc rực rỡ và tim bạn sẽ được lấp đầy sau một năm trải nghiệm nhé!
Xin chào, Mình là Tú – Chevening Scholar khóa 2021-2022. Trong bài viết này, mình muốn chia sẻ một số điều mình đã rút ra từ trải nghiệm viết bài luận Relationship-building skills (gọi tắt là Networking) trong hồ sơ ứng tuyển Chevening. Hy vọng …
Chevening Chinwag* is a series of informal pleasant conversations with our Vietnamese Chevening scholars, who are currently experiencing their exciting, challenging, and life-changing Chevening journeys. Read along and you will gain insights into: Personal reviews of UK universities: in-class learning method, university facilities, available support …
Hello, friends! I have resurfaced after a few months of overwhelming schoolwork to share with you some interview tips for the Chevening scholarship. If you have made it to the interview round, congratulations! Let’s get started to prepare for your interview.
At the interview, you will have about 1 hour to convince a panel that you are worthy of this incredible opportunity. Before getting into the details, here are some general things that you should keep in mind.
Book a morning slot
When you get selected to interview for the scholarship, you can book a time slot to interview. Try your best to book a morning slot — studies have shown that teachers, judges and interviewers tend to be harsher when they are tired. Imagine if you have to interview 5 to 6 people each day for 15 days, you’d get pretty sick of it by the end. So, you should catch the panel when they’re at their best mood — first thing in the morning.
Be consistent with your essays
If you’ve made it to the interview round, you’ve written some fairly compelling essays about your experience, skills, knowledge, and passions in life. The panel will spend a major part of the interview asking about further details to clarify the things you mention in your essays.
Which means to prepare for your interview, you should know your essays inside and out. You should really go deep into what you wrote and dissect not only your experience, but your logic and motivation (why and how you did certain things), passion and goals (what drives you forward). The panel won’t necessarily ask you to repeat what you’ve already written, but will delve further into the details to understand your true motivation.
It is very important to be consistent with your essay (especially when you talk about your passion and motivation), because that paints an impression of self-assurance and authenticity.
Add your personal note to stand out
The most personal is the most creative. — Bong Joon Ho quoting Martin Scorsese at Oscars 2020
I’ve said this again and again, but personal stories, experiences and wisdom that are unique is what will set you apart from others. The Chevening panel interviews hundreds of candidates over the course a month, so the worst thing you can do is having a stereotypical answer that will make you blend in with the other candidates.
“That’s really different, I’ve never heard that before” was a reply that I got for one of my answers about networking. When asked about what I did to expand my network, I replied that I loved volunteering and participating in community activities, because after 5 years of working in the same industry, I felt like I was in a bubble of media professionals. Volunteering was a great way to meet people who worked in different industries and people who were not in the same age group and socio-economic class that I was. At the time, I thought it was just common sense, but I am now sure that it was an A+ answer that set me apart from other candidates.
When you prepare for your interview, think about how you approach leadership, networking, professional opportunities and how your approach stands out from others. That’s what you should highlight in your interview.
It’s okay to show your vulnerabilities
I know that a lot of common interview tips say that you have to dress up in a suit and be super confident at the interview, but in a way, I think that makes you less personable and likeable.
The first thing I said to my panel when asked: “How are you?” is “I’m super nervous. I’ve never done anything like this before.” Being honest at that moment not only help me let go of my nerves, it also relaxes the room and made me seem more genuine in my answers. Stories about your failures and struggles, if told in the right way, also help portray you as an interesting person with life experience.
Practice!
When I learned that I was shortlisted to interview, I connected with a few other candidates who were also interviewing for the scholarship and formed a mock interview group. Mock interviews are great to help you articulate your thoughts, practice your eye contact and body language, and help you be less nervous during the actual interview.
When my group wasn’t available to do mock interviews, I rehearsed my answers with my husband or my dog. Saying my answers out loud really helped me with structuring my thoughts, getting rid of the unnecessary “ahs” and “ums”, and ultimately becoming better with thinking on my feet during the interview.
If you want to find out more, watch this mock interview video created by a group of Chevening scholar 18/19:
Types of questions you’ll get at the interview
Note that these are, by no means, all the questions you’ll get asked at the interview. The following are just some types of questions that I have generalized after talking to my fellow Chevening scholars and candidates. They serve as a general guide for you to prepare for your interview.
Competency-based questions
“Tell me about your worst failure.”
This kind of competency-based questions rely on the assumption that what you did in the past will predict what you will do in future situations. The majority of the interview will use this type of question to ask about your personal experience and what you learned from them.
Competency-based questions are also very personal, requiring personal reflection and insight, so you won’t be able to find the easy way out. However, I do have some tips to help you structure an impactful answer below:
1. Use S.T.A.R.
I mentioned the S.T.A.R. method in the Essay Writing post as well, but it’s worth repeating here. S.T.A.R. stands for Situation (what was the status quo), Task (what needed to be done), Action (what you did), and Result (the impact of what you did) and it’s a formula to help you structure your answer in a logical, concise and coherent way.
Keep in mind that verbal answers are very different from written answers — it’s easy to lose sight of important points when you’re talking. Therefore, I always stress the important points with my tone, and when talking about actions and impacts, I always say: “First,…. Second,… and Third.” Doing so really helps me keep track of the important points in my answer, and it helps the interviewer follow the answer as well.
2. Focus on learning and impact
You need to wrap up every answer with the impact you created and what you learned from what happened. This is the most important part of your answer. Sharing the impacts of your actions demonstrates not only your skills and knowledge, but also your influence on your community — and that’s exactly what Chevening is looking for. Sharing what you learned from your experiences, especially your failures, also shows your willingness to learn, your modesty, and your insightful ability to reflect on your own strengths and weaknesses.
Questions related to your personal beliefs and experiences
These questions are different for everyone and very much dependent on your life experiences and industry. Many of them are very tricky to answer, requiring a candidate to be extremely self-assured and confident that they have made (and will continue to make) sensible life choices.
One of the questions I got was: “Why are you not pursuing a higher education in the U.S.?” (I had gotten my B.A. in the U.S.) Of course, the answer to this question is deeply personal, so there is no right or wrong answer. However, you need to demonstrate your rationality and thought process, as well as your knowledge and personal beliefs related to those decisions.
For example, my answer to the aforementioned question is: “Although I had a wonderful time going to college there, the U.S. government’s continuous failure to acknowledge and solve the gun violence problem that they have is the reason I don’t want to continue my study there. I don’t feel safe because I don’t feel like human life and public safety are valued as much as certain groups’ interests.” This answer demonstrates my personal beliefs, my rationale in making decisions related to my future, as well as my understanding of current events and pressing political situations in the States.
Questions related to your industry
One of the judges in your panel will be someone working in your industry, so there will be several industry-related questions. Chevening scholars come from diverse backgrounds, so my only pointer for this type of questions is to thoroughly research your industry’s current standing in your community, your country, in the U.K., and in the world. It is also helpful to identify what the industry is currently lacking, anticipate future developments, and how your skills and expertise can fit in to this picture.
In my essay-writing piece, I shared that Chevening is not an opportunity for you to find yourself. You need to know your future goals and how you want to get there, and Chevening will give you a boost to get there a bit faster. Demonstrating your knowledge of your industry is a great way to convince the panel that you know who you are, what you’re passionate about, and how you want to make an impact in the future.
Questions related to UK interests and efforts in your country
Of course, since Chevening is a FCO-funded opportunity, its ultimate goal is to strengthen the ties between the UK and your country. Therefore, if you can identify the UK’s current interests and efforts in your country, and how your area of study can benefit these programs, that’s great. However, don’t force yourself into the picture if you cannot think of a link between your work and the UK’s interests in your country. Knowing the UK’s current events, programs and focus in your country would be a good place to start.
Questions that you won’t be able to answer
These are the wildcard, philosophical questions that really puzzles you, and they are different every time. “What’s the role of academics in our society?”; “What is the purpose of protests?” are just some questions that my fellow scholars have shared.
It’s okay if you don’t know the answer to these questions, you’re not expected to. In fact, I don’t think there’s a “correct” answer to these questions at all. When you get a question like this, don’t just reply “I don’t know” — these questions are designed to challenge your critical thinking and help the panel understand your thought process. So, the best thing to do is to acknowledge the tricky nature of the question, present different angles that can demonstrate your understanding of the matter, and present your argument.
Finally, I must say that the above information comes from my personal experience applying to Chevening in 2019, so it surely isn’t a complete or perfect guide by any mean. Everyone’s answers and experiences are different, so the only thing that will help you in this process is self-reflection — truly knowing who you are, what you want out of life, and how you fit in the world. Nevertheless, I hope this post has been helpful. If you have any specific question that I haven’t answered, please comment below. Good luck!