Month: August 2021

Mình đã viết bài luận về #leadership như thế nào khi apply học bổng Chevening

Mình đã viết bài luận về #leadership như thế nào khi apply học bổng Chevening

Có thể các bạn đã biết, hồ sơ nộp học bổng Chevening bao gồm 4 bài luận, trong đó có một bài về tố chất lãnh đạo (leadership). Thường các bạn chưa có cơ hội làm các vị trí lãnh đạo thường thấy đây là 

Gợi ý viết bài luận Career Plan apply học bổng Chevening

Gợi ý viết bài luận Career Plan apply học bổng Chevening

Xin chào các bạn, mình là Micheal Hoang, Chevening Scholar khoá 21/22 và sẽ học Thạc sỹ Luật Sở hữu trí tuệ tại Đại học Queen Mary, London vào tháng 9 này. Hôm nay, mình xin chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm 

Một nửa tâm hồn ở lại Oxford

Một nửa tâm hồn ở lại Oxford

Oxford chắc chắn không phải là cái tên xa lạ gì với mọi người. Nhưng giới thiệu với các bạn Oxford theo cảm nhận riêng của mình. Dù đã đi gần 30 nước trước khi đến với Chevening, nhưng cảm giác lần đầu đặt chân đến Oxford bồi hồi, rộn ràng khó tả… cứ như bị ‘té vào tình yêu’ (fall in love) vậy đó… và cảm giác đó vẫn nguyên vẹn cho đến ngày mình rời Oxford. Vì sao vậy? Để mình kể mọi người nghe nha.

1. Thành phố cổ tích

Oxford là thành phố thơ mộng và những con người trí tuệ. Mỗi lần không vui, chỉ cần đi bộ ra High street ngắm nhìn những con phố xinh đẹp, hứng cơn gió lạnh tạt vào mặt thôi, có lẽ bạn sẽ thấy lòng nhẹ lại. Ở Oxford, mỗi lần vào quán pubs, bạn sẽ có cơ hội gặp các bạn sinh viên, giảng viên, giáo sư của những trường đại học… ngồi nghe mọi người nói chuyện, bạn có thể sẽ cảm nhận giống mình – thấy kiến thức mình hạn hẹp và lại được mở rộng tầm mắt.

IMG_0988
IMG_8540

2. Thành phố của thiên nhiên

Với mình thì mùa nào ở Oxford cũng đẹp, và điều thích thú nhất là ngắm nhìn sự giao mùa. Mỗi ngày mùa xuân đi bộ ở Mesopotamia walk, bạn sẽ thấy một nụ hoa mới, một chồi non mới. Rồi khi hè sang, bạn có thể tung tăng vừa đi vừa hái dâu tằm bên vệ đường hoặc ngồi ngắm bầu trời hoàng hôn siêu đẹp lúc 9.00 đêm. Hay những ngày nóng, bạn có thể ra công viên nằm đọc sách, hoặc giả bộ đọc sách nhưng thiệt ra là ngủ vì cỏ quá êm, gió quá mát và chim hót quá êm tai! Rồi mùa thu lá vàng hay một ngày mùa mùa đông (may mắn) có tuyết, Oxford lại càng kỳ diệu hơn. 😌Xung quanh thành phố Oxford, đi về hướng Bắc hay Nam, chưa tới 2 giờ lái xe, bạn sẽ tha hồ ngắm nhìn nông thôn Oxfordshire tuyệt đẹp với cánh đồng hoa lavender, hoa poppy, hoa cải cứ như trong phim. 🌷🌸🌺🌼🌻

IMG_5380
IMG_8651

3. Thành phố của nghệ thuật

Không thể so sánh Oxford với London được vì mọi thứ ở London đều đa dạng, phong phú và hoành tráng hơn. Nhưng bạn có thể tận hưởng những buổi hoà nhạc trong không gian ấm cúng của các ngôi trường đại học cả ngàn năm tuổi, hoặc đi nghe TED talk, tham dự các sự kiện business/ học thuật của ĐH Oxford, đắm mình trong thư viện Bodleian, hay khám phá bảo tàng lịch sử tự nhiên, Pitt Rivers hoặc Ashmolean. Từ nhạc cổ điển đến jazz đến đồng quê hay hiện đại, tất cả các buổi biểu diễn đều có ở Oxford với giá vé siêu rẻ cho sinh viên. Dù đam mê lịch sử hay không, nhưng khi bước ra khỏi bảo tàng, bạn sẽ thấy kiến thức lịch sử của mình tăng lên rất nhiều. Tất cả các bộ sưu tập từ khắp nơi trên thế giới sẽ đưa bạn ngược về lịch sử mà chắc bạn phải đi vài ngày mới khám phá hết một bảo tàng.

IMG_9114

4. Oxford đủ nhộn nhịp và rất yên bình

Bạn sẽ chẳng bao giờ buồn khi ở Oxford. Từ những quán pubs bờ sông, những quán ăn đầy màu sắc của Tây Ban Nha, Ả Rập, đến những câu lạc bộ disco, quán pubs nhạc sống hay Turf Tavern – được gọi là quán rượu phép thuật trong Harry Porter… mỗi lần bước ra khỏi quán trong ánh đèn vàng và không khí lạnh, bạn sẽ cảm giác như mình đang bước ra từ truyện cổ tích. Oxford không lớn, không ồn ào, không tiệc tùng thâu đêm, nhưng lại có tất cả mọi thứ để bạn tận hưởng và vui chơi cùng bạn bè. Một ly mulled wine ấm kèm với miếng Victoria sponge cake ngọt và hơi béo, giữa con phố nhộn nhịp Broad Street, nhà hát Seldonian và lượt người đi ra vào tiệm sách Water Stone… tất cả sẽ sưởi ấm một buổi chiều đông lạnh. Nếu bạn thích thể thao ngoài trời, Oxford có rất nhiều công viên để chạy bộ. Oxford còn nổi tiếng là thành phố xanh vì xe đạp được sử dụng rất phổ biến. Oxford cũng nổi tiếng với đội đua thuyền của trường ĐH. Bạn cũng đừng quên thử chơi punting (đứng chống thuyền) và đừng quên nhảy xe bus ra các vùng ven để đi hiking nhé!

IMG_7689
image0

5. Oxford – London

Và cuối cùng, Oxford chỉ cách London chưa tới 2h đi coach với mỗi chuyến xe chỉ cách nhau 15’ và không cần đặt chỗ trước. Nếu bạn muốn ‘đổi gió’ để lên thủ đô sôi động, thì có thể đi London bất cứ giờ nào, chỉ với 10£ tiền vé cả đi lẫn về. Riêng với mình, mỗi lần từ London trở về Oxford, bước khỏi xe coach trong cái lạnh run người, lòng mình lại thấy ấm áp, hạnh phúc như được về nhà.

IMG_4983
IMG_5333

Tác giả: Giang Trần – Học giả Chevening 2019/2020

CHEVENING, HÀNH TRÌNH CẢI THIỆN BẢN THÂN KHÔNG NGỪNG NGHỈ

CHEVENING, HÀNH TRÌNH CẢI THIỆN BẢN THÂN KHÔNG NGỪNG NGHỈ

Chào các bạn, mình là Hạnh, sinh năm 1989. Mình đã may mắn nhận học bổng Chevening khóa 2021-2022 sau 4 năm apply. Thực sự nhiều người hỏi tại sao mình lại kiên trì apply suốt 4 năm như vậy? Mình xin chia sẻ hơi 

NORWICH – BÀ GIÀ XỨ SƯƠNG MÙ

NORWICH – BÀ GIÀ XỨ SƯƠNG MÙ

Norwich – trước khi đến với UEA (University of East Anglia), đến với nước Anh thì Norwich với mình là một cái tên đầy xa lạ. Trớ trêu thay mình còn phát hiện ra có 1 nơi cũng mang tên Norwich nhưng ở tận nước 

Khi ở Rome, hãy làm điều người Rome làm

Khi ở Rome, hãy làm điều người Rome làm

Có 3 cuốn du ký về nước Anh có tác giả là học giả Chevening, đó là cuốn “Ngón tay mình còn thơm mùi oải hương” của chị Ngô Thị Giáng Uyên (Chevening 2004/2005), “Tôi bỏ quên tôi ở nước Anh” của chị Minh Thi (Chevening 2015/2016) và “Bốn mùa chân bước, nghìn dặm nước Anh” của tác giả Hoài Sa (Chevening 2015/2016). Bạn sẽ thấy trong đó một nước Anh cổ kính mà cũng rất hiện đại, lạ lùng mà cũng rất gần gũi, quy cách mà cũng rất hào sảng, và một nước Anh dù có xa những vẫn ở mãi trong tim.

Dưới đây là một đoạn trích trong cuốn sách “Bốn mùa chân bước, nghìn dặm nước Anh” – Tác giả: Hoài Sa.

Viet An Tran 3

Nếu không phải Việt Nam quá nóng bức, đi bộ leo núi sẽ cực phát triển. Người Anh sẽ ước có nhiều núi như Việt Nam, vì họ rất yêu đi bộ đường dài. Đầu tháng 5, tôi đến công viên quốc gia Lake District ở Tây Bắc Anh. Địa vị của nó ở đảo quốc này cũng tương tự như Vịnh Hạ Long vậy. Đến Anh, nếu bạn buộc phải bỏ qua London, thì hãy đến Lake
District. Nơi này, núi cài hồ, hồ đan núi. Những khoảng bao la cỏ xanh khô hóa vàng mọc trên các khối đá lổm nhổm xám và đất nâu. Núi ở Lake District không quá cao và gập ghềnh, vì thế vẽ ra một cảnh trời đất rộng vô cùng. Hồ nằm lọt trong núi, bao bởi rừng cây. Nước hồ nào hồ nấy trong thấy đáy, có chỗ làm thành bãi cho khách tắm được.
Biết chắc cảnh tượng nên thơ của Lake District, tôi lên ngay ý tưởng đến đây leo bộ một ngọn núi. Hướng dẫn du lịch nào cũng khuyên làm thế. Họ bảo đó là hoạt động chính ở đây, nếu không bạn chỉ có cách ngồi trước hồ ngắm vịt. Nói thế thì hơi quá, nhưng sẽ không ngạc nhiên gì nếu bạn bắt gặp người leo bộ khắp nơi. Cửa hàng bán đồ leo núi luôn tấp nập.
Sáng hôm đó, tôi khởi hành từ rừng White Moss lên đỉnh Loughrigg. Nếu không phải vì vác chân máy ảnh, tôi đã không chọn con đường dễ nhất, ít vực thẳm nhất như thế này. Đùa đấy, thực ra tôi ngại khổ. Vì ngại nên hôm qua tôi đã lên núi “tiền trạm” bằng… ô tô rồi. Chú tài xế du lịch Brian đưa đoàn lên mấy ngọn, nơi có đường nhựa trải qua. Brian thừa nhận, chỉ đi bộ khách mới đến được những ngọn núi đẹp. Nước Anh bảo tồn thiên nhiên nghiêm khắc. Dù khách đổ về hàng vạn, họ cũng không làm đường, xây dựng vô tội vạ. Cùng lắm, họ chỉ cũng làm vài tuyến tàu hỏa du lịch hơi nước bé xinh, có đoàn còn trần trụi không mui.
Từ bìa rừng, đá dăm rải thành đường. Càng lên cao, đường càng mất. Người ta đi mãi rồi cũng thành đường; ai cũng nhằm chỗ trụi cỏ mà bước. Không giống đồi Arthur’s Seat lần trước, núi ở Lake District rộng vô bờ. Chẳng thế mà chuyện lạc đường được nghe như cơm bữa. Cứ khoảng vài trăm mét vòng vèo, tôi lại quay về sau nhìn để rồi thấy cảnh quan đã khác xa. Mọi thứ khô khốc hơn, đất bạc cỏ lùn hơn. Đường tôi đi vắng vẻ nhưng không cô đơn. Người chung chí hướng phía trước phía sau đều có. Ngạc nhiên nhất, cậu bé tầm sáu tuổi vượt mặt tôi lúc mới được nửa đường. Tuổi trẻ tài cao! Không hiểu cậu từ đâu chui lên, làm bố phải đuổi theo. Bằng tuổi cậu, tôi còn chưa từng đến ngọn núi nào. Bố mẹ tôi chắc không dám đưa con lên núi làm chi cho mạo hiểm. Người Anh thì ngược lại. Họ cho trẻ con đi bộ đường dài từ sớm để luyện tập cơ thể, rèn luyện tính kiên nhẫn.

Viet An Tran 2

Ở nửa đầu quãng đường, tôi còn bắt gặp mấy gia đình đẩy xe nôi. Chắc họ chỉ đi một đoạn rồi quay lại. Sẽ chẳng thú vị gì nếu đứa trẻ sơ sinh nôn trớ giữa núi trống. Brian kể, cha mẹ đẩy con lên núi giống một thú vui thư giãn với thiên nhiên. Ngay từ nhỏ con trẻ Anh đã được rèn luyện như vậy, thì việc dân tộc này yêu đi bộ đường dài cũng không có gì lạ cả.
Cứ một lúc, trước mắt tôi lại hiện lên một nhóm đi ngược chiều. Họ khởi đầu từ bên kia núi. Như một truyền thống giao tiếp của giới đi bộ, hai bên chào hỏi rồi chúc nhau may mắn. Lúc ấy, lúc bạn còn lâu mới đến đỉnh, một câu chúc may mắn vô thưởng vô phạt của người sắp về đến chân núi là liều doping mạnh nhất. Người “vừa trải nghiệm” nghe giàu sức thuyết phục hơn bạn đồng hành nhiều. Thuyết phục nhất là khi người động viên tôi là cặp đôi lớn tuổi. Dáng họ trông mang tuổi đầu bảy. Già cả, bước cẩn trọng nhưng họ chẳng cần gậy leo núi. Họ cũng mang dáng khách du lịch như tôi, dù có vẻ thành thạo hơn nhiều. Họ chỉ về phía sau, bảo còn lâu mới lên đến đỉnh, cứ thong thả. Đi nửa tiếng, tôi lại gặp một đoàn hơn chục người toàn U70. Ngưỡng mộ thật. Họ leo núi mà mặt thư thái như đi tour tháp Eiffel. Người lớn tuổi Anh chăm chỉ đi bộ. Hôm qua Brian tiết lộ, có những tuyến đường núi chỉ toàn người già. Có thể trai trẻ đổ sang nơi nào như Việt Nam rồi.

Sau 2 tiếng, mốc đỉnh núi đã hiện ra. “Một, hai, ba, cười!”. Mấy đoàn hăm hở chụp những bức hình có phần nham nhở vì gió phần phật bung tóc. Khoảng 50 người. Từ lúc khởi đầu, đây là điểm tôi thấy có nhiều người nhất. Núi Loughrigg chỉ cao hơn 300 mét thôi mà. Tôi nghe lỏm một anh hướng dẫn viên: “Giờ chúng ta sẽ xuống núi rồi chiều sẽ leo đồi
XYZ…”. Đoàn của anh lại là một nhóm về hưu khác. Cứ như thể họ phải sống vội. Tôi hỏi anh đường xuống theo phía bên kia núi, anh chỉ cho lối dễ nhất. Nhìn vẻ mặt ngơ ngáo của tôi, anh cười nói đường ấy an toàn lắm nên toàn các cụ già đi. Tự nhiên tôi thấy xấu hổ vì chỉ bằng các cụ. Có khi còn kém hơn. Tôi ngồi đó ngắm từng nhóm lên rồi lại xuống. Một tiếng, lúc vừa đông đúc xong rồi lại vắng teo. Không ai để cảm giác chinh phục kéo dài. Họ muốn tiếp bước ngay lập tức. Brian bảo, nếu biết chắc mình sẽ đạt đến đỉnh cao, người ta sẽ trân trọng con đường đi đến đó. Với người đi bộ, cách đi dường như quan trọng hơn chinh phục. Âu cũng là văn hóa của mảnh đất đã phát triển đến độ tinh vi, bởi ngoài kết quả, người ta còn thích một quá trình hoàn hảo. Đường xuống mông lung không rõ lối. Và lại cảnh tượng ấy, những nhóm bắt đầu leo lên đối mặt tôi. Có người còn cho chó cưng chạy trước. Có người còn tập chạy bền.
Hôm ấy trời nắng to lắm, khác xa dự báo thời tiết mưa ba ngày. Ừ thì nắng, thế mồ hôi tôi đổ không đến vài mililít. Cứ mát mẻ thế, cho tôi một quả núi nữa trong hôm nay cũng chỉ là chuyện nhỏ. Núi lúc nào cũng sạch sẽ. Tìm được chiếc túi bóng hay chai nhựa cũng khó. Cảm giác khoan khoái. Tôi không quen với núi sạch. Tôi càng không quen cảm giác khoan khoái sau khi cuốc bộ hàng cây số. Mệt chứ khoan khoái nỗi gì. Nhưng nhìn những chị gái cầm túi rác đi phía sau thì tôi khoan khoái lắm. Tin tôi đi, bạn sẽ đổi khác nếu xung quanh bạn ai cũng sống đẹp.

DSCF3393

Gần đỉnh núi mà hoa cúc vẫn lấm tấm mọc. Trân và Khuyên ngồi bên đám hoa chụp mấy pô ảnh “hoa vàng trên cỏ xanh”, hướng mắt xuống hồ nước dưới chân núi. Hai cô gái West Midlands đồng hành với tôi lần này. Tất cả chỉ vì Khuyên từng khủng bố lỗ tai tôi về vẻ đẹp của Lake District, nên tôi mới tổ chức chuyến đi. Mới đầu chỉ nghĩ đi ngắm cảnh, rồi chúng tôi phát hiện ra tất cả đều mê leo núi như những người Anh chính hiệu.
Còn 3 tiếng nữa Trân phải bắt tàu về Birmingham trước. Cô tiếc vì rời chúng tôi quá sớm. Thế là tôi dựng cô và Khuyên dậy, cuốc bộ lên một ngọn đồi thấp gần nhà nghỉ, ngắm thị trấn. Mệt, nhưng chẳng ai từ chối.
Người Anh có câu tục ngữ: Khi ở Rome, hãy làm điều người Rome làm. Đừng từ chối nếu ai đó rủ bạn đi bộ một chục cây số ở Anh. Làm thế, bạn đã có chất Anh trong người rồi đấy. Mà nếu họ rủ bạn đi ở nơi thơ mộng như Lake District, hãy xách ba lô lên, ngay và luôn!