Tag: học bổng chevening

How I won the Chevening Scholarship (and How you can, too), Part 3: Interview Tips

How I won the Chevening Scholarship (and How you can, too), Part 3: Interview Tips

This is Part 3 of my series on tips to apply for the Chevening Scholarship sponsored by the UK Foreign and Commonwealth Office. Make sure to read Part 1: Building a Profile and Part 2: Writing your essays first. Hello, friends! I have resurfaced after a few months of 

Đón tết xa nhà cùng các Cheveners

Đón tết xa nhà cùng các Cheveners

Tết xa nhà, tạm xa không khí  sum họp gia đình như ở Việt Nam, những buổi học vẫn diễn ra, những bài luận vẫn cần phải nộp, nhưng không vì thế mà ở UK không có Tết. Hãy cùng xem các học giả Chevening 

Rong ruổi trên những nẻo đường Skye

Rong ruổi trên những nẻo đường Skye

Bất chấp deadline ngập đầu (còn 2 tuần nữa phải xong dissertation project) mình cũng phải tìm Tour Isle of Skye để đi cho trọn trải nghiệm ở Scotland.
  • Hỏi: Có đáng không?
  • Xin trả lời: CỰC KỲ XỨNG ĐÁNG!!!
Trước khi đi chỉ biết đây là một trong những điểm Must-visit vì là đảo đẹp nhất của Scotland, không ngờ trên cung đường xe chạy lên vùng Highlands mới biết có rất nhiều cảnh đẹp gắn bó với phim ảnh và văn học Anh.
Vì là tour nên mình sẽ chỉ review các điểm đã đi qua. Mình chỉ post 1 vài ảnh thôi, không phải vì tour không nhiều cảnh đẹp, mà vì mặt mình to quá làm xấu cả cảnh, vì thế đừng ai nghi ngờ tính “xứng đáng” của tour này vì bài ít ảnh nhé.
Chi tiết book tour và đơn vị vận hành tour ghi ở cuối bài.

Ngày 1: Tham quan vùng Highlands

Khởi hành từ Edinburgh đi lên vùng highlands của Scotland.
Điểm dừng chân đầu tiên là Loch Lomond – hồ nước ngọt lớn nhất Scotland. Loch trong tiếng Scotland có nghĩa là hồ (lake). Ở Scotland có duy nhất 1 lake, nhưng có cả nghìn loch. Lần trước mình tới đây là mùa đông, cảnh vật đìu hiu âm u bao nhiêu thì mùa hè Loch Lomond nhộn nhịp và đông khách bấy nhiêu. Điểm trừ là vì đông khách nên thường phải “xếp hàng” để vào góc đẹp chụp ảnh.
Loch Lomond – View from the pier
Lên tiếp phía bắc là cung đường với những dãy núi trập trùng, một trong những đoạn đường ấy là nơi quay cảnh James Bond chạy xe tới dàn trận bắt trùm cuối (ngày hôm sau xe chạy về Edinburgh mình có được xem lại phim này – đã được kiểm chứng haha). Bác tài rất có tâm khi vừa đi cung đường đó vừa bật bài Skyfall, ngồi hàng đầu ngắm cảnh phiêu phải biết.
Đoạn này chủ yếu xe sẽ dừng ở 1 số điểm có view đẹp hoặc có tính lịch sử, bao gồm:
  • View ngắm Loch Tulla – nơi nổi tiếng vềnuôi cá hồi Scotland. Gia tộc của Ian Flemming – tác giả của series truyện James Bond – Điệp viên 007 cũng sở hữu cả một vùng đất rộng lớn ở khu vực này (không rõ có bao gồm cả hồ nuôi cá hồi không). Thế mới biết làm nhà văn ở Anh phát tài làm sao, vừa có nhà đẹp rừng núi mênh mông lại có cá ngon ăn hàng tuần chứ
  • Glencoe: Glencoe nổi tiếng lại hơi làm mình thất vọng, có lẽ vì ở những điểm trước đó đã có quá nhiều cảnh núi non hùng vĩ nên ngắm nhiều quá mình bị … ngợp, không cảm nhận được gì nữa. Đây là nơi diễn ra trận thảm sát nhà Macdonald do nhà Campbell thực thi theo lệnh của vua William. Nghe tourguide giới thiệu ngày nay người ta vẫn có thể thấy quán pub ghi No Campbell ý nói tới trận này.
Đoàn nghỉ trưa tại Fort William, thị trấn lớn thứ 2 của vùng Highland, chỉ sau Inverness – thủ phủ của vùng này.
Trước khi tới điểm dừng chân ở Skye, đoàn còn đi qua Eilean Castle để chụp ảnh từ xa. Eilean Caslte nằm ở nơi giao nhau của 3 hồ lớn: Loch Alsh, Loch Long và Loch Duich. Đây là một trong những nợ được chụp ảnh nhiều nhất Scotland (dù thật lòng mình không quá ấn tượng với điểm này).
Eilean Castle
Tới chiều tối xe dừng tại Kyleakin, 1 trấn nhỏ ở rìa Isle of Skye, ngay dưới chân cầu Skye Bridge. Cây cầu này được xây dựng năm 1992 và mở cho xe đi qua lần đầu vào năm 1995. Trước đó để đến được Skye người dân hoàn toàn phải đi tàu (ferry). Ban đầu khi cầu được đưa vào sử dụng người ta có thu phí. Mãi về sau mới mở miễn phí cho xe cộ qua lại, cũng nhờ sự kiện này mà rất nhiều cây cầu trên Scotland sau đó cũng ngừng thu phí, để người dân qua lại tự do.
Nếu bạn cũng dừng ở Kyleakin như đoàn mình thì xin giới thiệu quán Castle Moil. Quán khá đông vào buổi tối nhưng đồ ăn rất ngon. Lên đây đừng quên gọi hải sản nhé, vừa tươi ngon vừa rẻ hơn nhiều so với ở England.

Ngày 2: Khám phá Isle of Skye

Lên tới Skye lại nhớ tới chuyến đi Iceland. Cả hai đều là những hòn đảo vắng người, thiên nhiên vẫn còn hoang sơ với những thảm thực vật phong phú. Iceland vào mùa hè chắc cũng có những khung cảnh na ná như vậy. Nếu nói chán đời, rủ nhau lên Skye trốn khỏi những bộn bề của cuộc sống đô thị cũng không sai chút nào.
Hành trình khám phá Skye của tour bao gồm:
  • Cầu Sligachan Bridge and Cuillins: Ở điểm này mình thấy view bình thường nhưng có hai truyền thuyết khá thú vị. Nghe đồn nếu bạn cầm đá ở dưới sông lên và cầu nguyện thì điều ước sẽ thành hiện thực. Một truyền thuyết khác là nếu bạn ngâm mặt vào nước sông trong 7 giây, bạn sẽ có vẻ đẹp vĩnh hằng. Đoàn mình có mấy bạn nam người Nhật và Ấn Độ đã thử chống đẩy để ngâm mặt vào nước, tiếc là mình không có cơ hội được biết sau này vẻ đẹp của các bạn ấy sẽ thay đổi thế nào.
  • Old Man of Storr & Trotternish Peninsula: Đây là điểm iconic nhất của Skye. Old Man of Storr là tên một người khổng lồ sống ở Trotternish. Khi hắn chết ở đây, mấy ngón tay vẫn còn để lại trên đỉnh núi, tạo thành những cột đá cao quanh năm bị mây mù bao phủ như bây giờ. Trèo lên đỉnh núi có thể ngắm toàn cảnh Loch Fada, view khá đẹp. Mình đi chơi đúng hôm trời âm u, nhìn lên khá huyền bí. Không rõ nếu đi vào một sáng trời trong thì cảnh này sẽ thế nào haha.

Old Man of Storr & Trotternish Peninsula
  • Kilt Rock & Mealt Fall: ở điểm này có thể ngắm thác nước Mealt Fall khép mình bên bờ biển. Đây cũng là nơi tìm ra dấu chân khủng long từ 170 triệu năm trước.
So dấu chân mình với dấu chân khủng long haha.
Đoàn nghỉ ăn trưa ở Portree, thủ phủ của Isle of Skye. Đây là một trấn khá nhỏ, còn nhỏ hơn trấn đoàn nghỉ chân qua đêm hôm trước, lại dừng lại có 1h để ăn trưa nên tụi mình quyết định vào quán Fish&chips như gợi ý của tourguide. Quán có từ năm 1995, nghe đồn là nơi bán món fish&chips ngon nhất Scotland. Không biết là sự so sánh này đặt trong tệp các nhà hàng nào, chỉ biết là vừa cầm đĩa fish&chips ra ngoài, còn đang loay hoay tìm chỗ ngồi ăn mình đã bị tụi hải âu cướp toi miếng cá to đùng.
Fish and Chips trước khi chia sẻ bữa trưa với đàn hải âu
Sau Portree xe đi về Edinburgh. Trên đường về còn 1 đoạn nghỉ chân nhỏ, rất tiếc là không phải đoạn nghỉ chân có tiệm kem Whiskey như mình mong mỏi (Điểm có Whiskey ice cream: Scotch Corner of Pitlochry). Thay vì ăn kem Whiskey mình đành chọn ăn 4 que kem sô-cô-la thay thế vậy :(((
Chocolate ice cream – bought at Spar supermarket nearby
Trên xe còn bật phim để đoàn xem cho đỡ chán, trong đó có Skyfall với cảnh quay của James Bond tại Skye ( giờ mới biết hoá ra Bond quê ở Scotland mọi người ạ.
Có xem phim và so sánh với cảnh quan thực tế mới thấy màu phim tối truyền thống khi quay ngoại cảnh ở Anh cũng có lí do của nó. Những đoàn du lịch lên Skye có tới 90% khả năng gặp mưa, thời tiết tối tăm mịt mùng quanh năm. Phim tất nhiên cũng phải theo hoàn cảnh mà blend màu cho hợp rồi.
Điều mình thích ở tour này là tour chỉ đi trong 2 ngày cuối tuần, hoàn toàn phù hợp với các bạn sinh viên. Nếu đi thêm hôm nữa chắc mình cũng chán không chịu nổi vì thời gian ngồi trên xe khá nhiều.

#Tip 1: Book tourThường có tour đi Skye vào tháng 7,8,9,10. Nếu có thể nên xem trước lịch để đặt vé đi Scotland cho rẻ (nếu bạn học ở England). Có 2 chỗ chạy tour này là Student tour Scotland và International Student tour Scotland. Không rõ hai chỗ có liên hệ gì với nhau không nhưng cả hai có rất nhiều day trip và 2-day trip tour cho sinh viên vào cuối tuần, giá cả vô cùng ổn so với đi tour thương mại. Tour thương mại thường có giá trung bình £170/tour 3 ngày chưa bao gồm chỗ ở trong khi tour mình đi là £120/2 ngày đã bao gồm student hostel (thường là £100 thôi, ko hiểu sao đúng ngày mình chọn đi lại tăng giá huhu).
Đây là facebook của hai nhóm tổ chức tour mình biết:

– Student Tours Scotland: https://www.facebook.com/studenttourssco/

– International Student Tours UK: https://www.facebook.com/istours.uk/

Các bạn ý thường để link bán vé trên Eventbrite.

#Tip 2: Seating Hôm khởi hành bạn nên cố gắng đi sớm xếp hàng để được ngồi ngay ghế đầu tiên chéo với bác tài, view ngắm cảnh vô cùng đẹp, lại dễ dàng nghe tourguide thuyết minh. Mình ngắm ngay chỗ này từ đầu haha, vừa lên cô tourguide với bác tài đã bảo “You’ve got the best seats in the house.”. Thích nhất là khi xe bật bài Skyfall cho cung đường James Bond từng đi qua là có thể giơ máy lên quay tha hồ.

#Tip 3: Other option– Một lựa chọn khác là đi tàu lên Inverness, thủ phủ của vùng highlands và đi tour Skye 1 ngày thôi, sẽ đỡ mệt hơn cho các bạn hay say xe.
– Nếu biết lái xe, mình nghĩ đi lên Inverness rồi thuê xe lên Skye đi chơi cũng không tồi chút nào. Đường đi khá bằng phẳng so với vùng đồi núi ở nhà. Lại có thể tự do đi lại, tuỳ chỉnh thời gian nghỉ giữa giờ rồi ngắm cảnh. Trên đường vừa chạy xe vừa bật mấy bài nhạc road trip hẳn là thú vị phải biết (một người ngồi đầu xe ngắm cảnh và ước gì mình lái được xe cho hay 😀 ).

Tour có 2 ngày nên mình cũng chém được vậy thôi, hi vọng hữu ích  cho các bạn.

Mùa hè nước Anh, 2019

Ảnh: Phạm Nguyễn Anh Thư – Chevening Scholar 2018/2019

Bài viết: Phạm Nguyễn Anh Thư – Chevening Scholar 2018/2019

Link bài viết gốc: Facebook Note

 

Tôi đã chọn một khóa học thật “kỳ lạ”

Tôi đã chọn một khóa học thật “kỳ lạ”

Gregory dẫn chúng tôi đi dọc con đường Thame River từ Tower Bridge đến Greenwick Park vừa đi vừa giới thiệu về lịch sử của từng địa điểm và hỏi thăm về kỳ nghỉ Giáng sinh của chúng tôi. Đó là vào một ngày cuối 

Chút hoài cổ ở Bath yên bình

Chút hoài cổ ở Bath yên bình

Nếu đã trót yêu nét đẹp cổ kính của nước Anh qua ngòi bút của nữ nhà văn Jane Austen, bạn nhất định phải ghé chơi Bath một lần! Ngược dòng thời gian Một buổi sáng thứ 7 vào cuối tháng 10, chuyến xe lửa 

[Chevening Orientation 2019] Ra biển lớn cùng Chevening

[Chevening Orientation 2019] Ra biển lớn cùng Chevening

Tháng mười hàng năm là một dịp rất đặc biệt đối với các học giả Chevening, khi gần 1800 học giả từ khắp nơi trên thế giới cùng tụ họp tại trung tâm hội nghị triển lãm ExCeL, London để tham gia Chevening Orientation. Đó là một “lễ hội văn hóa” đủ màu sắc khi mỗi học giả lại khoác lên mình những bộ quần áo truyền thống, thể hiện bản sắc của quốc gia mình. Chevening Orientation còn là dịp đặc biệt khi các học giả sẽ được gặp gỡ, chia sẻ, được truyền cảm hứng để sẵn sàng cho một năm với nhiều trải nghiệm đáng nhớ. 

Chúng ta hãy cùng nhìn lại trải nghiệm của Nam Phương – Học giả Chevening 2019 tại Chevening Orientation ngày 19/10 vừa qua nhé. 

Tại Lễ Khai giảng Chevening (Chevening Orientation) 2019/2020, tôi đã được trò chuyện với 1.750 học giả năm nay, đến từ 141 quốc gia trải dài khắp năm châu lục. Giữa bữa tiệc đa sắc màu ấy, tôi không khỏi tự hào khi được mang tà áo dài lên sân khấu, và cùng các học giả Chevening Việt Nam vẫy lá cờ đỏ sao vàng.

Thế giới mở ra
Sáng thứ 7, ngày 12/10/2019, tiết trời London âm u, mưa rơi lất phất. Đường phố vắng vẻ, không khí London thật thanh bình  vào sáng cuối tuần khi những người dân thủ đô Anh Quốc còn chưa muốn thức dậy. Thế nhưng trên chuyến tàu đến Trung tâm hội nghị – triển lãm ExCel, không khí không thể nào náo nhiệt hơn, với sự xuất hiện của các học giả Chevening từ khắp nước Anh tụ hội về London.

Mình đến từ Guinea,” một bạn nam mặc quốc phục màu xanh lá cây vui vẻ chào tôi. Khi ấy, tôi lúng túng vì mình không biết Guinea ở đâu cả, đành ngượng ngùng hỏi lại. Rất vui là bạn nhiệt tình giới thiệu về nước mình với tôi, và anh bạn Nam Phi đứng cạnh còn mở bản đồ để hướng dẫn tôi nữa.

Mình biết Việt Nam ở Đông Nam Á đấy nhé! Việt Nam xuất khẩu nhiều gạo lắm,” anh bạn Guinea cười nói.

Đó mới chỉ là khởi đầu cho một ngày “choáng ngợp” của tôi về tính quốc tế của Chevening. Khi đến ExCel, tôi vẫy tay chào cô bạn người Lào đã quen trước đó , rồi xếp hàng cạnh các bạn Kenya, Malaysia, Paraguay, Ấn Độ và Uganda.

Theo quan sát của tôi, các học giả Chevening dù khác nhau về văn hoá, tôn giáo, nghề nghiệp và tuổi tác, nhưng đều có điểm chung là tình yêu với học bổng danh giá này, với nước Anh và ý chí phấn đấu mãnh liệt cho tương lai của mình.

Các diễn giả tại Lễ Khai giảng cũng nhấn mạnh điều đó. Một trong những lợi thế của Chevening là mạng lưới cựu sinh viên toàn cầu – “Học giả trong một năm, Chevener trong cả cuộc đời” là vậy.

Hôm ấy; 1.750 học giả có nhiều cơ hội để trò chuyện, đặc biệt là trong các buổi thảo luận theo chủ đề nóng hổi như khủng hoảng tài chính, cải cách giáo dục, an toàn thông tin hoặc phát triển y tế cộng đồng.

Khi gặp bạn bè quốc tế, tôi nhận ra mình còn hiểu biết rất hạn hẹp về các vấn đề mà thế giới đang phải đối mặt, và tôi cần học hỏi nhiều lắm.

Và cũng vì thế, tôi tự hào khi được là một học giả Chevening, được trở thành một phần của mạng lưới những “nhà lãnh đạo tương lai” toàn cầu. Sau mỗi cuộc trò chuyện với một học giả Chevening đến từ quốc gia khác, tôi cảm giác như một thế giới mới lại mở ra với mình.

Tinh thần Việt Nam
Trong Lễ Khai giảng, tôi và các nữ học giả Chevening Việt Nam đều diện áo dài, vì không gì thể hiện tinh thần dân tộc hơn là bộ quốc phục thân thương. Sự đơn giản mà trang nhã của tà áo dài Việt Nam được nhiều học giả quốc tế chú ý, và họ chủ động đến chụp hình cũng như hỏi thêm về văn hoá Việt.

Ngày hôm ấy, tôi vinh dự được lên sân khấu để nhận chiếc gậy Chevening (Chevening baton), với tư cách là một trong số bảy Đại sứ mạng xã hội năm nay của Chevening toàn cầu. Tôi tự hào khi được mang tà áo dài lên sân khấu, và đại diện Chevening Việt Nam trong khoảnh khắc ấy.

Việc gặp gỡ bạn bè quốc tế tại Lễ Khai giảng cũng khiến tôi nhận ra rằng mình phải nắm thật chắc về văn hoá Việt, con người Việt – vì các học giả Chevening quốc tế đặt nhiều câu hỏi rất “hóc búa” về Việt Nam, và trong nhiều trường hợp, mình là người Việt đầu tiên mà họ gặp gỡ. Công việc “đại sứ văn hoá” này khó thật, nhưng cũng rất thú vị đấy chứ – tôi tự nhủ.

Tôi vẫn còn nhớ hôm ấy, có bạn khen tấm tắc món chả giò, còn bạn khác nhấn mạnh rằng “vịnh Hạ Long đúng là kì quan thế giới”. Sau một ngày dài thảo luận nghiêm túc về tình hình thế giới, chúng tôi kết thúc Lễ Khai giảng bằng những cuộc trò chuyện vui vẻ, nhẹ nhàng như vậy.

Sau đó, các học giả lưu luyến tạm biệt nhau để trở về thành phố mà các bạn đang theo học. Khi ấy, tôi thấy những cái bắt tay, những cái ôm và lời hẹn “Sẽ sớm gặp nhau ở chỗ các bạn nhé!”. Những con người xa lạ nay bỗng trở nên thắm thiết vì cùng được “về đội Chevening” – thật là rất dễ thương.

Kết
Lễ Khai giảng đã trôi qua, và các học giả bắt đầu chương trình học tập tại Anh. Tôi hi vọng đây sẽ là một năm đầy thú vị với mọi người – để đến tháng 7 năm sau tại Lễ chia tay, chúng tôi sẽ có dịp ngồi lại với nhau để “chia ngọt sẻ bùi” về hành trình Chevening của mình.

Xin cảm ơn, Chevening!

Nam Phương đã kịp ghi lại kỷ niệm đáng nhớ của mình trong 1 video ngắn.

Và nếu như bạn muốn trở thành một phần của cộng đồng Chevening, được hòa mình vào không khí náo nhiệt của Chevening Orientation năm tới, hãy nha tay nộp hồ sơ tại https://www.chevening.org/scholarship/vietnam/ và đừng quen hạn nộp hồ sơ học bổng Chevening 2020/2021 là 5/11/2019 nhé.

Chúc các bạn may mắn.

Bài viết: Nguyễn Thị Nam Phương – Chevening 2019/2020
Hình ảnh: Nguyễn Thị Nam Phương – Chevening 2019/2020