Tag: Chevening

Làm gì sau khi đã nộp hồ sơ học bổng Chevening?

Làm gì sau khi đã nộp hồ sơ học bổng Chevening?

Lời đầu tiên, mình xin chúc mừng bạn đã hoàn thành xong 1/2 chặng đường chinh phục học bổng Chevening năm nay. Bây giờ chúng ta cùng điểm qua một vài điều bạn có thể làm trong thời gian tới nhé. Nghiên cứu kỹ Timeline 

Có một London rất xanh

Có một London rất xanh

Tôi đặt chân xuống London vào đầu tháng 9, khi cái nắng hè đã bớt chói chang nhưng vẫn đủ tỏa sáng một bầu trời xanh trong. Khi còn ở nhà với vô vàn những tưởng tượng về nước Anh và thủ đô London, tôi 

[Chevening Orientation 2019] Ra biển lớn cùng Chevening

[Chevening Orientation 2019] Ra biển lớn cùng Chevening

Tháng mười hàng năm là một dịp rất đặc biệt đối với các học giả Chevening, khi gần 1800 học giả từ khắp nơi trên thế giới cùng tụ họp tại trung tâm hội nghị triển lãm ExCeL, London để tham gia Chevening Orientation. Đó là một “lễ hội văn hóa” đủ màu sắc khi mỗi học giả lại khoác lên mình những bộ quần áo truyền thống, thể hiện bản sắc của quốc gia mình. Chevening Orientation còn là dịp đặc biệt khi các học giả sẽ được gặp gỡ, chia sẻ, được truyền cảm hứng để sẵn sàng cho một năm với nhiều trải nghiệm đáng nhớ. 

Chúng ta hãy cùng nhìn lại trải nghiệm của Nam Phương – Học giả Chevening 2019 tại Chevening Orientation ngày 19/10 vừa qua nhé. 

Tại Lễ Khai giảng Chevening (Chevening Orientation) 2019/2020, tôi đã được trò chuyện với 1.750 học giả năm nay, đến từ 141 quốc gia trải dài khắp năm châu lục. Giữa bữa tiệc đa sắc màu ấy, tôi không khỏi tự hào khi được mang tà áo dài lên sân khấu, và cùng các học giả Chevening Việt Nam vẫy lá cờ đỏ sao vàng.

Thế giới mở ra
Sáng thứ 7, ngày 12/10/2019, tiết trời London âm u, mưa rơi lất phất. Đường phố vắng vẻ, không khí London thật thanh bình  vào sáng cuối tuần khi những người dân thủ đô Anh Quốc còn chưa muốn thức dậy. Thế nhưng trên chuyến tàu đến Trung tâm hội nghị – triển lãm ExCel, không khí không thể nào náo nhiệt hơn, với sự xuất hiện của các học giả Chevening từ khắp nước Anh tụ hội về London.

Mình đến từ Guinea,” một bạn nam mặc quốc phục màu xanh lá cây vui vẻ chào tôi. Khi ấy, tôi lúng túng vì mình không biết Guinea ở đâu cả, đành ngượng ngùng hỏi lại. Rất vui là bạn nhiệt tình giới thiệu về nước mình với tôi, và anh bạn Nam Phi đứng cạnh còn mở bản đồ để hướng dẫn tôi nữa.

Mình biết Việt Nam ở Đông Nam Á đấy nhé! Việt Nam xuất khẩu nhiều gạo lắm,” anh bạn Guinea cười nói.

Đó mới chỉ là khởi đầu cho một ngày “choáng ngợp” của tôi về tính quốc tế của Chevening. Khi đến ExCel, tôi vẫy tay chào cô bạn người Lào đã quen trước đó , rồi xếp hàng cạnh các bạn Kenya, Malaysia, Paraguay, Ấn Độ và Uganda.

Theo quan sát của tôi, các học giả Chevening dù khác nhau về văn hoá, tôn giáo, nghề nghiệp và tuổi tác, nhưng đều có điểm chung là tình yêu với học bổng danh giá này, với nước Anh và ý chí phấn đấu mãnh liệt cho tương lai của mình.

Các diễn giả tại Lễ Khai giảng cũng nhấn mạnh điều đó. Một trong những lợi thế của Chevening là mạng lưới cựu sinh viên toàn cầu – “Học giả trong một năm, Chevener trong cả cuộc đời” là vậy.

Hôm ấy; 1.750 học giả có nhiều cơ hội để trò chuyện, đặc biệt là trong các buổi thảo luận theo chủ đề nóng hổi như khủng hoảng tài chính, cải cách giáo dục, an toàn thông tin hoặc phát triển y tế cộng đồng.

Khi gặp bạn bè quốc tế, tôi nhận ra mình còn hiểu biết rất hạn hẹp về các vấn đề mà thế giới đang phải đối mặt, và tôi cần học hỏi nhiều lắm.

Và cũng vì thế, tôi tự hào khi được là một học giả Chevening, được trở thành một phần của mạng lưới những “nhà lãnh đạo tương lai” toàn cầu. Sau mỗi cuộc trò chuyện với một học giả Chevening đến từ quốc gia khác, tôi cảm giác như một thế giới mới lại mở ra với mình.

Tinh thần Việt Nam
Trong Lễ Khai giảng, tôi và các nữ học giả Chevening Việt Nam đều diện áo dài, vì không gì thể hiện tinh thần dân tộc hơn là bộ quốc phục thân thương. Sự đơn giản mà trang nhã của tà áo dài Việt Nam được nhiều học giả quốc tế chú ý, và họ chủ động đến chụp hình cũng như hỏi thêm về văn hoá Việt.

Ngày hôm ấy, tôi vinh dự được lên sân khấu để nhận chiếc gậy Chevening (Chevening baton), với tư cách là một trong số bảy Đại sứ mạng xã hội năm nay của Chevening toàn cầu. Tôi tự hào khi được mang tà áo dài lên sân khấu, và đại diện Chevening Việt Nam trong khoảnh khắc ấy.

Việc gặp gỡ bạn bè quốc tế tại Lễ Khai giảng cũng khiến tôi nhận ra rằng mình phải nắm thật chắc về văn hoá Việt, con người Việt – vì các học giả Chevening quốc tế đặt nhiều câu hỏi rất “hóc búa” về Việt Nam, và trong nhiều trường hợp, mình là người Việt đầu tiên mà họ gặp gỡ. Công việc “đại sứ văn hoá” này khó thật, nhưng cũng rất thú vị đấy chứ – tôi tự nhủ.

Tôi vẫn còn nhớ hôm ấy, có bạn khen tấm tắc món chả giò, còn bạn khác nhấn mạnh rằng “vịnh Hạ Long đúng là kì quan thế giới”. Sau một ngày dài thảo luận nghiêm túc về tình hình thế giới, chúng tôi kết thúc Lễ Khai giảng bằng những cuộc trò chuyện vui vẻ, nhẹ nhàng như vậy.

Sau đó, các học giả lưu luyến tạm biệt nhau để trở về thành phố mà các bạn đang theo học. Khi ấy, tôi thấy những cái bắt tay, những cái ôm và lời hẹn “Sẽ sớm gặp nhau ở chỗ các bạn nhé!”. Những con người xa lạ nay bỗng trở nên thắm thiết vì cùng được “về đội Chevening” – thật là rất dễ thương.

Kết
Lễ Khai giảng đã trôi qua, và các học giả bắt đầu chương trình học tập tại Anh. Tôi hi vọng đây sẽ là một năm đầy thú vị với mọi người – để đến tháng 7 năm sau tại Lễ chia tay, chúng tôi sẽ có dịp ngồi lại với nhau để “chia ngọt sẻ bùi” về hành trình Chevening của mình.

Xin cảm ơn, Chevening!

Nam Phương đã kịp ghi lại kỷ niệm đáng nhớ của mình trong 1 video ngắn.

Và nếu như bạn muốn trở thành một phần của cộng đồng Chevening, được hòa mình vào không khí náo nhiệt của Chevening Orientation năm tới, hãy nha tay nộp hồ sơ tại https://www.chevening.org/scholarship/vietnam/ và đừng quen hạn nộp hồ sơ học bổng Chevening 2020/2021 là 5/11/2019 nhé.

Chúc các bạn may mắn.

Bài viết: Nguyễn Thị Nam Phương – Chevening 2019/2020
Hình ảnh: Nguyễn Thị Nam Phương – Chevening 2019/2020
“Liên hoàn cước” Durham, Newcastle, và Edinburgh trong học kỳ đầu của mình (Phần 2)

“Liên hoàn cước” Durham, Newcastle, và Edinburgh trong học kỳ đầu của mình (Phần 2)

Tiếp theo phần trước, phần này kể về chuyến thăm của mình đến thủ phủ của Scotland. Phần 2: EDINBURGH Một tuần sau khi đi Durham thì mình lại đi tiếp, lên Edinburgh cho chuyến thăm Quốc hội Scotland – một chương trình khá thu 

“Liên hoàn cước” Durham, Newcastle, và Edinburgh trong học kỳ đầu của mình (Phần 1)

“Liên hoàn cước” Durham, Newcastle, và Edinburgh trong học kỳ đầu của mình (Phần 1)

Một điều thú vị khi làm thành viên của cộng đồng Chevening là bạn sẽ có cơ hội tham gia rất nhiều sự kiện ở nhiều nơi khác nhau. Bạn sẽ được biết thêm nhiều kiến thức, trải nghiệm văn hóa mới và quen được 

[My UK Path | Con đường nước Anh] No pain, no gain

[My UK Path | Con đường nước Anh] No pain, no gain

This post is dedicated to my friends who are taking their master’s programmes in the UK.
Bài viết song ngữ này dành cho những người bạn đang học tập tại Vương quốc Anh. Phần tiếng Việt năm ở dưới.

“For those who have achieved a provisional mark of 65% or more, you’re in a very good state to get a Distinction for the final mark. You have done really well.” – said Benson Lau, my course director.

“69%” – I glanced over my provisional mark sheet, red eyes weighed down with dark bags.

“I hope you slept well. I saw you guys sleeping during the final review” – said Benson.

“Actually, I pull an all-nighter every single Wednesday.” – I confessed.

Truth unfolding, it has been over 3 months since the autumn term started and I rarely go to bed before 3 am. Apparently, for an international postgraduate student in the UK, things are harsh.

British education is no budget choice. Reputable master programmes at accredited universities range from £14,000 to around £34,000 while a QS Rankings 700+ institution can offer courses at as low as £8000. Added up by a living cost of £10,000-12,000 per annum, the total amount can be 10 times as much as the annual earning of a typical family in a developing country. Here comes the bet: a non-EU must either be backed by his financially viable family, or get a scholarship, or place his wager on a low-tier academic setting.

Given the situation, grants are much scoured by overseas postgraduates hoping to mitigate financial burdens. However, while there are generous sponsors such as the UK government or wealthy universities to provide selected candidates with not only full course fee but also board and lodging, chances are slim. In 2015, among over 1800 taught and research international freshers at my university, only about 2% of them win a full bursary. Even 50% tuition fee waivers are as scarce as 1 out of 16.

So it is not unusual to find a classroom full of young adults with Macbook Pros or hi-end Dells at the University of Nottingham. Apparently, the majority of my peers resort to the support of their parents whose incomes are hardly anywhere below or near the average line.

Money is to buy you time and there is no alternative

Some people think of a combined solution to afford their studies. Having grabbed a partial scholarship, they envisage to work part-time to deal with the remaining schooling and living costs.

Unfortunately, such vision is a pie in the sky. Good tertiary education is about individual studies requiring exhausting dedication. The 120-credit taught master’s component, excluding the dissertation, means 1200 study hours distributed into average blocks of 37.5 hours per week, even higher than the standard work hours of an English full-time employee. Sadly, much more bitter is the fact. Every single master student that I have asked agrees on one thing: if one gives himself only a day off in the middle of term time, he will crawl among an endless load of crap for the next couple of days.

Connecting these hard pieces of truth, there are only a few possibilities for a postgraduate to finance his study with part-time wages: he either is a pure intellectual genius or chooses a less time-demanding master’s programme. The former case is unlikely because geniuses are supposed to win full scholarships. As with the latter, I would highly doubt the outcome of the course.

Because time is substance

British pedagogy is learner-centered, i.e. students interpret knowledge themselves; distinctions only come from a serious investment of time. So if a non-Eu postgraduate wants to outperform his peers when he returns to his home country, he must spend as many hours as possible on his study. In a nutshell, he trades bloody time and health for theoretical and practical proficiency.

Take my case for an example. In my autumn term, lectures cost only 13 hours per week. The tough parts were project review and tutorial which ran weekly. Every Thursday at 9.30 am, 18 architecture students gathered in a 24 m2 room with a new set of drawings and models for these two sessions which never ended before 5.30 pm. The review began with everyone starting to pin up their 2 or 3 A1-sheets and place their 1/50 physical models. Their designs, progress, verbal and graphic presentations will be seriously criticised. New designs, sheets, and physical models are compulsory.

So everyday I would wake up at 8.30 am. School started at 9 or 9.30 am and ended at either 1 pm or 5.30 pm. From 1.30 pm to 6 pm was always for study or tutorial. Dinner at 7.30 pm. Next came time slots for brainstorming, search for materials and reading. Bedtime at 3 am. Crafting a model would occupy a full Wednesday night.

While I did aim for an outlying goal of Distinction, my classmates who simply want Pass degrees shared schedules similar to mine. If you send a message to the WhatsApp group of those 18 guys at 3 o’clock on a Thursday morning, there will be tens of quick replies. Whether they are writing essays or tweaking their portfolios at that moment, coursework means induced insomnia.

Yet time is not on your side

Not until the beginning of the term does one realise that there are simply too many things to learn, or that should have been learned. In the UK, work and life challenge your abilities from every aspect.

My Chinese peers, who ever found content with their writing due to their 6-month UK-based pre-sessional English courses, cried badly when they realised that their English skills were nothing. Final submissions were scheduled and all of a sudden two essays of 3000 words surrounded the poorly-prepared ones. Adding up to the load, four A1 posters, design logbooks, reports, and two physical models were required. Problems were compounded by their lack of model crafting and software skills.

For Master of Arts students, things were equally nightmarish when there turned out to be 6 essays and no exams. Time ran out and so did choices. If one can write well, he will be fine. If he has been too lazy to upgrade his average writing skills, his written pieces are crappy and thus the guy will waste his parents’ money.

There are more when it comes to daily conversations. An IELTS 8.0 certificate does not necessarily mean adequacy. I was almost petrified when a cashier at Tesco asked me if I wanted a bag with a swift blow: “Dja-needa-bag?”. I begged her to pardon over and over in awkwardness until she pushed it through by showing a plastic container. Similar cases are numerous: “Tkway-o-eadin”, “blah-blah-blah” (indistinct words from a bank agent via telephone), or “nought point eight” (0.8) to name a few.

So there is no such thing as over-preparedness

In the UK, when it comes to English language skills which are core factors, only two scenarios apply.

You possess impressive speaking and writing strengths and they single you out, amount to your credit, and shut down criticism. Call me a snob or whatever, but that was what I did in every presentation. Strike the judges with a hybrid British-like accent and they shall literally hang to my every word in silence. “Humans are subjective and reviewers are no exceptions” – stated my course director. As they liked my speech, they would turn a blind eye to my mistakes, and even defend me against critical questions. As regards my essays, I got my submission form barcodes scanned two days before the deadline, and treated myself with a 6-day excursion to Edinburgh and Belfast. It would not have been that easy if I had not been trained to write longer and more critical essays.

On the contrary, you choose to be linguistically average and miserable will your academic career be. Fifteen out of seventeen classmates of mine struggled with their essays and reports during the assessment weeks due to inadequate English skills. They only turned their copies in at the last minutes after sleepless nights. And none of them got above 59% for research proposal presentations.

High flier or bottom-dweller, it is up to one’s choice. But never let this fallacy cross your mind: the English education itself facilitates the development of your competence. In fact, the renowned system presents obstacles and through the solving of which do you improve.

Only those who have never ceased to learn may tackle the challenges. For those who think that they are well-conditioned for the UK whether language-wise or thinking-wise, chances are that they will fall behind. All in all, no pain, no gain.

“Với những ai được điểm dự kiến từ 65% trở lên, các bạn đang có một bước đệm rất tốt để đạt điểm cuối cùng là Distinction (*). Các bạn đã rất cố gắng.” – Benson Lau, người phụ trách khóa học của tôi.

“69%” – Tôi liếc qua tờ phiếu điểm dự kiến của mình, mắt đỏ ngầu và nặng trĩu xuống do đám quầng thâm.

“Tôi thấy các bạn ngủ gật trong buổi duyệt cuối.” – Benson nói tiếp.

“Ừm thực ra thì, tối thứ tư nào tôi cũng thức trắng đêm.” – Tôi thú nhận.

Sự thật là, 3 tháng đã trôi qua kể từ ngày đầu tiên của học kì mùa thu, và tôi hiếm khi đi ngủ trước 3 giờ sáng.

Các chương trình cao học ở nước Anh chưa bao giờ là lựa chọn tiết kiệm. Những khóa học chất lượng cao ở những ngôi trường danh tiếng thường có học phí từ 14 000 đến khoảng 34 000 bảng. Ngay cả một ngôi trường nằm ngoài Top 700 của QS Rankings cũng đưa ra mức học phí ít nhất 8,000 bảng. Cộng với 10 000 – 12 000 bảng sinh hoạt phí mỗi năm, tổng số tiền có thể lên tới gấp 10 lần thu nhập hàng năm của một gia đình ở nước đang phát triển. Tính may rủi chính là ở đây: một sinh viên nằm ngoài khối EU buộc phải được hỗ trợ bởi một gia đình có “điều kiện”, hoặc giành được học bổng, hoặc đặt cược vào một ngôi trường có thứ hạng không cao cho lắm.

Với những lựa chọn như vậy, học bổng luôn là thứ được các sinh viên quốc tế săn tìm. Những “Mạnh Thường Quân” như chính phủ Vương quốc Anh hoặc các trường đại học có thể trao những suất học bổng toàn phần cho các ứng viên xuất sắc, tuy nhiên cơ hội để nhận được những học bổng này là vô cùng nhỏ. Năm 2015, trong tổng số hơn 1800 sinh viên bậc cao học được nhận vào trường tôi, chỉ có 2% trong số họ nhận được học bổng toàn phần. Thậm chí học bổng 50% học phí cũng rất hiếm, cỡ 1 trong 16 người.

Vì thế, việc bạn bắt gặp một lớp toàn những sinh viên dùng Macbook Pro hoặc Dell đời mới nhất là chuyện thường ở Đại học Nottingham. Hiển nhiên, phần lớn bạn học của tôi phải cậy đến sự hỗ trợ của các đấng phụ huynh, những người có thu nhập không bao giờ nằm gần mức trung bình.

Tiền dùng để mua thời gian và không có lựa chọn nào khác

Một số sinh viên nghĩ đến một giải pháp kết hợp để có thể học tại Vương quốc Anh. Được miễn một phần học phí, họ dự định sẽ làm việc bán thời gian để trang trải những chi phí sinh hoạt và học tập còn lại.

Nhưng đó gần như là chuyện không tưởng. Giáo dục bậc sau đại học đòi hỏi sự nghiên cứu độc lập tiêu tốn rất nhiều thời gian. Không tính luận văn tốt nghiệp, sinh viên phải trải qua học phần gồm 120 tín chỉ tương đương với 1200 giờ học trong 32 tuần, có nghĩa là trung bình 37.5 giờ mỗi tuần. Con số này còn cao hơn số giờ làm việc tiêu chuẩn của một nhân viên tại Anh. Thực tế thậm chí còn khắc nghiệt hơn nhiều. Tất cả bạn học của tôi lẫn các học giả Chevening mà tôi từng hỏi đều đồng ý: nếu ai đó tự thưởng cho mình một ngày nghỉ giữa học kì, anh ta sẽ phải bò trong đống bầy nhầy trong mấy ngày tiếp theo.

Như vậy, khi một học viên cao học muốn làm thêm để đủ tiền đi học, chỉ có một vài khả năng có thể xảy ra: anh ta hẳn là một thiên tài, hoặc anh ta chọn một chương trình cao học không yêu cầu dành nhiều thời gian. Trường hợp thứ nhất rất khó xảy ra, bởi thiên tài thì đã nhận học bổng rồi. Với trường hợp thứ hai, tôi không tin tưởng lắm vào chất lượng đầu ra của một khóa học như vậy.

Bởi vì thời gian là chất lượng

Giáo dục ở Vương quốc Anh lấy học viên làm trung tâm, có nghĩa là sinh viên tự mình giải mã kiến thức; sự khác biệt chỉ có thể xuất phát từ việc đầu tư thời gian. Vì vậy, nếu một sinh viên quốc tế muốn thực sự vượt trội so với những người đồng lứa khi về nước, anh ta phải dành nhiều thời gian đến hết mức có thể vào việc nghiên cứu. Nói ngắn gọn, anh ta đổi thời gian và sức khỏe lấy sự xuất sắc trong lý thuyết và thực hành.

Lấy chính bản thân người viết làm ví dụ. Trong học kì mùa thu, thời gian lên giảng đường của tôi chỉ có 13 giờ mỗi tuần. Phần “khó nhằn” nhất là buổi duyệt và hướng dẫn đồ án hàng tuần. Cứ 9h30’ mỗi sáng thứ Năm, 18 sinh viên chúng tôi lại tập trung trong một phòng nhỏ, mang theo những bộ bản vẽ và mô hình mới. Buổi duyệt đồ án bắt đầu bằng việc mọi người treo 2 đến 3 poster khổ A1 và bày mô hình 1/50 rồi thuyết trình ý tưởng. Thiết kế, mức độ phát triển của ý tưởng, chất lượng thuyết trình thị giác và thính giác sẽ được giáo viên phê bình rất nghiêm túc. Thiết kế, bản vẽ, và mô hình bắt buộc phải mới hoàn toàn.

Với khối lượng công việc như vậy, mỗi ngày tôi dậy lúc 8h30’. Tiết học đầu tiên thường bắt đầu lúc 9h hoặc 9h30’ và kết thúc lúc 1h hoặc 5h30 chiều. Từ 1h30 đến 6h lúc nào cũng là thời gian tự học hoặc hướng dẫn bài tập. Bữa tối lúc 7h30’, sau đó là thời gian đọc, tìm kiếm và đọc tài liệu. Ngủ lúc 3h sáng. Không đêm thứ Tư nào tôi được ngủ vì phải làm mô hình.

Tất nhiên tôi nhắm tới điểm Distinction. Nhưng ngay cả những người chỉ muốn điểm Pass cũng tuân theo một thời gian biểu không khác tôi là mấy. Nếu bạn gửi một tin nhắn vào nhóm Whatsapp của chúng tôi lúc 3 giờ sáng thứ Năm, sẽ có vài chục tin nhắn đáp lại. Bất kể lúc đó họ đang viết luận hay chỉnh sửa tập hồ sơ của đồ án, bài tập luôn đồng nghĩa với việc không được phép ngủ.

Nhưng thời gian không đứng về phía bạn

Chỉ đến khi học kì bắt đầu, người ta mới nhận ra rằng có quá nhiều thứ phải học, hoặc đáng ra đã phải học. Ở Vương quốc Anh, công việc và đời sống cá nhân thách thức khả năng của bạn trên từng lát cắt nhỏ nhất.

Những người bạn cùng lớp người Trung Quốc, đã từng thỏa mãn với khả năng viết của họ sau 6 tháng học tiếng Anh ở Vương quốc Anh, phải phát khóc khi họ nhận ra rằng kĩ năng của họ chưa ăn thua gì hết. Thời hạn nộp bài được thông báo và thình lình hai bài luận tối thiểu 3000 từ xuất hiện, bao vây những người trước đó chưa bao giờ viết quá 300 từ. Khối lượng công việc còn được bổ sung bởi 4 tờ poster khổ A1, những quyển sổ minh họa quá trình phát triển thiết kế, các bài báo cáo, và hai mô hình tỉ lệ lần lượt là 1/200 và 1/50. Khó khăn chồng chất hơn khi các sinh viên không thuần thục kĩ năng làm mô hình hay sử dụng phần mềm đồ họa.

Câu chuyện của những sinh viên học M.A cũng “ác mộng” không kém khi họ phải viết tới 6 bài luận 3000 từ và không có thi (đồng nghĩa với việc 6 bài luận quyết định điểm cả kì). Thời gian còn lại rất ít, và số lựa chọn cũng chẳng nhiều. Nếu một người có thể viết tốt, anh ta sẽ ổn. Nếu anh ta trước nay vẫn quá lười đến mức không buồn nâng cao trình độ viết, những bài luận anh ta sản xuất sẽ dở như hạch và hiển nhiên anh ta sẽ lãng phí tiền bố mẹ.

Và ngay cả trong giao tiếp hàng ngày, khó khăn cũng không hề thiếu. Chứng chỉ IELTS 8.0 không đồng nghĩa với việc đủ trình độ. Tôi gần như bị “đơ” khi một nhân viên tính tiền ở siêu thị của Tesco hỏi xem tôi có muốn lấy một cái túi đựng không, nhanh như gió: “Dja-needa-bag?”. Tôi phải xin cô ta nhắc đi nhắc lại đến phát ngượng, chỉ đến khi cô ấy kéo từ đâu ra một cái túi ny-lông. Mà những trường hợp tương tự nhiều không kể nổi: “Tkway-o-eadin” (mang đi hay ăn tại đây?), “blah-blah-blah” (có lúc tôi hoàn toàn không nghe được nhân viên ngân hàng nói gì qua điện thoại), hoặc “nought point eight” (0.8).

Không có sự chuẩn bị nào là thừa

Ở Vương quốc Anh này, động đến kĩ năng sử dụng tiếng Anh, chỉ có hai trường hợp xảy ra.

Bạn có kĩ năng viết lẫn nói thực sự tốt, và chúng sẽ làm cho bạn nổi bật, làm tăng sự tín nhiệm, và dập tắt những lời chỉ trích hay phê bình. Gọi tôi là đứa kiêu căng hay gì cũng được, nhưng đó chính xác là những gì tôi làm được trong mỗi buổi thuyết trình. Đánh vào thính giác của họ với một giọng hơi giống người Anh, và họ lắng nghe từng từ tôi nói, trong im lặng. “Con người cảm tính và những người duyệt hay chấm bài cũng vậy” – thầy tôi nói. Khi họ thích bài nói của tôi, họ sẽ bỏ qua những lỗi lặt vặt, thậm chí bảo vệ tôi trước các câu hỏi hóc búa. Về phần viết luận, tôi nộp bài trước hạn 2 ngày, sau đó làm một chuyến 6 ngày đi Edinburgh và Belfast chơi. Đó là vì trước khi sang đây tôi đã từng tập viết những bài dài và khó hơn mấy bài luận đó.

Nhưng ngược lại, nếu bạn chấp nhận việc chỉ đạt trình độ trung bình về ngôn ngữ, và “cái sự học” của bạn sẽ tràn đầy khổ đau. 15 trong số 17 bạn học của tôi vật lộn với đống bài luận và báo cáo trong những tuần thi do kĩ năng tiếng Anh không ổn (họ đều được học tiếng Anh vài tháng ở đây rồi ngay sau đó thi IELTS được ít nhất 6.5, hoặc đã dùng tiếng Anh trong trường suốt từ thời tiểu học). Họ nộp bài vào những phút cuối cùng, sau những đêm không ngủ. Và không có một ai được điểm trên 59% cho bài thuyết trình đề cương nghiên cứu.

Vượt trội hay ngụp lặn ở nhóm cuối, đó là lựa chọn của bạn. Nhưng đừng bao giờ để suy nghĩ sai lầm này xuất hiện: chính giáo dục của nước Anh sẽ tạo điều kiện cho bạn phát triển. Thực chất, hệ thống này đặt ra cho bạn rất nhiều thử thách, và chỉ qua quá trình giải quyết những vấn đề ấy bạn mới có thể tiến bộ.

Chỉ những người không bao giờ ngừng học hỏi mới có thể vượt qua những thử thách ấy. Với những người nghĩ rằng mình đã đủ điều kiện để đến nước Anh, bất kể về mặt ngôn ngữ hay tư duy, khả năng cao là họ sẽ bị chính những người đang ở Việt Nam vượt mặt. Bất kể trong trường hợp nào, không gian khổ, không thành công.

(*) Distinction tương đương với điểm từ 70 trở lên trong thang điểm 100. Trong cả một lứa sinh viên của một khoa, số người đạt điểm này ít tới mức có thể đếm trên đầu ngón tay. Điểm từ 80 trở lên gần như không bao giờ xuất hiện.