Bài viết mới

Xuôi về miền Bắc nước Anh

Xuôi về miền Bắc nước Anh

Vậy là các học giả Chevening khóa 2021 – 2022 đã đi tới những chặng cuối trên hành trình một năm sống và học tập tại Vương Quốc Anh. Một năm của nhiều trải nghiệm quý giá, của những chuyến đi và khám phá những 

[Chat with Alumni #2] Học giả Chevening phát triển kiến trúc công nghệ cao tại Việt Nam

[Chat with Alumni #2] Học giả Chevening phát triển kiến trúc công nghệ cao tại Việt Nam

Trong series Chat with Alumni, Mind the Gap sẽ trò chuyện cùng với những cựu học giả Chevening, để cùng tìm hiểu về con đường phát triển sự nghiệp của họ sau khi hoàn thành khóa học Thạc sĩ tại UK và trở về. Từ 

Những ngày đầu tiên đi học ở UK

Những ngày đầu tiên đi học ở UK

Đã gần 3 tháng kể từ khi khóa Chevening 2021/2022 bắt đầu năm học mới. Nước Anh bắt đầu đón những đợt tuyết trắng đầu tiên, cũng là lúc các bạn chuẩn bị kết thúc học kỳ 1 và chuẩn bị nghỉ lễ giáng sinh. Vậy những ngày đầu tiên đi học ở xứ sở sương mù có gì vui? Chúng mình cũng lắng nghe chia sẻ của Quang Biển, hiện đang theo học ngành Sustainable Energy and Entrepreneurship tại trường Kỹ thuật, đại học Nottingham và Thúy An đang theo học chương trình Consumer Analytics and Marketing Strategy tại trường Kinh doanh, đại học Leeds nhé.

20211015_155858

1. Điều bạn thích nhất ở môi trường học tập tại UK là gi?

Môi trường học tập tích cực, chủ động, cơ sở vật chất tốt.

Quang Biển: Trường Nottingham có cơ sở vật chất rất tốt. Trường có nhiều thư viện dành riêng cho các ngành học khác nhau, sinh viên sẽ book phòng đọc, chỗ ngồi và đến check-in, check-out để tránh tình trạng lộn xộn, mất tập trung. Hiện trường đang kết hợp hai hình thức học tập online và offline, nhìn chung số giờ học ở trường đang chiếm thời lượng đáng kể so với những môn học trực tuyến. Phần lớn giáo viên sẽ thu sẵn bài giảng trước để sinh viên có thể xem ở nhà, đến lớp sẽ là trả lời các câu hỏi đã được tổng hợp từ sinh viên hoặc dành cho seminar thảo luận nhóm.

Ở trường có nhiều câu lạc bộ cho sinh viên lựa chọn thuộc nhiều mảng như thể thao, văn hóa, du lịch đến khởi nghiệp hay tình nguyện. Trường cũng khuyến khích các sinh viên và nhân viên test Covid thường xuyên, hoàn toàn miễn phí (phương pháp PCR hẳn hoi, của nhà trồng được). Ngành học của mình là sự kết hợp của Engineering (vốn là thế mạnh của mình) và Entrepreneurship (một lĩnh vực mà mình chưa từng được học qua), nên khóa học thực sự có ý nghĩa với mình – một kĩ sư “thuần” trong lĩnh vực Oil and Gas chuyển qua học về Năng lượng bền vững và cách tạo cho mình những cơ hội, dự án góp phần vào một tương lai xanh tại Việt Nam. Khoa Architecture and Built Environment của mình cũng thường tổ chức các buổi nói chuyện (khoảng 2 tuần một lần) với các cựu sinh viên đang là những người theo đuổi và thành công lĩnh vực mà mình chọn để học, đây là một hoạt động rất có ý nghĩa.

20211021_162147
20211021_161845
Đại học Nottingham

2. Điều bạn ấn tượng nhất về thầy cô của mình tại UK

Thầy cô rất thân thiện, nhiệt tình, vui tính và truyền cảm hứng

Quang Biển: Ở trường Nottingham, sẽ có những thầy cô đúng chất các trường kĩ thuật như Việt Nam, dạy theo phương thức truyền thống cung cấp kiến thức chuyên ngành cho sinh viên. Ngoài ra có những môn học đòi hỏi sinh viên tự đọc tài liệu rất nhiều, đến lớp trao đổi với giảng viên. Mình đặc biệt ấn tượng với môn học Creativity Entreprenuership, thầy giáo sẽ thu bài giảng trước và gửi kèm tài liệu vào mỗi thứ 6 cuối tuần cho sinh viên, bọn mình xem trước và gửi câu hỏi cho thầy tổng hợp. Thứ 2 và thứ 5 hàng tuần sẽ có seminar 2 tiếng bao gồm trả lời thắc mắc của sinh viên và hướng dẫn làm việc nhóm. Mỗi nhóm sẽ tìm ra một giải pháp, ý tưởng kinh doanh cho chủ đề Food Waste, sẽ có Elevator Pitch, W & A với thầy, các trợ giảng và các bạn cùng lớp. Môn học này yêu cầu cứ 2 tuần nộp một bài blog 600 từ về các chủ đề cho trước qua ứng dụng Sway, sinh viên sẽ nhận xét cho nhau cũng như được feedback từ giáo viên và cuối kì sẽ tổng hợp lại thành một assignment 3000 từ hoàn chỉnh. Thầy giáo có background nhiều mảng từ Tâm lý đến Doanh nghiệp, và đặc biệt vui tính. Thầy cũng là thành viên một ban nhạc Rock & Roll, nên lớp cũng có dịp đi xem thầy biểu diễn vài lần và các thành viên trong lớp rất kết nối.

Thúy An: Điều mình ấn tượng nhất là thầy cô rất thân thiện, nhiệt tình và luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của sinh viên. Mình đặc biệt rất thích cách tiếp cận cởi mở của thầy cô với quan điểm của sinh viên. Trong một môn mình học (Decision science), thầy mình có nói là không có đáp án sai, quan trọng là cách các em lập luận thế nào để bảo vệ quan điểm của mình. Mình rất ấn tượng với câu nói này và cảm thấy được truyền cảm hứng rất nhiều từ phương pháp dạy của thầy cô. Bởi theo mình đó cũng là cách để thúc đẩy sinh viên phải nỗ lực tự nghiên cứu, tự đọc và học, rèn luyện critical thinking, bởi việc tự nghiên cứu là một kỹ năng rất quan trọng ở bậc Thạc sĩ.

261629095_4528513993869238_1245878924569767425_n
Đại học Leeds
261084774_4528514157202555_7911679575124480054_n

3. Bài học quan trọng nhất bạn học được trong thời gian tại UK (học từ bạn bè, thầy cô, mọi người xung quanh)

Tích cực, chủ động và linh hoạt

Quang Biển: Một trong những bài học mà mình tâm đắc nhất có lẽ là cách ứng biến với những “uncertainty” trong cuộc sống của các bạn học đến từ khắp mọi nơi trên thế giới. Đặc biệt khi làm việc nhóm, sẽ có những lúc chúng mình cần xài đến nhiều phương án, nhìn nhận vẫn đề ở nhiều góc độ, đặt ra những câu hỏi tưởng chừng như hiển nhiên nhưng không hề tầm thường chút nào. Sẽ luôn có giải pháp nào đó cho những vấn đề trong cuộc sống, quan trọng là bạn biết cách đặt ra những câu hỏi, dưới nhiều góc nhìn, và tận dụng những nguồn lực sẵn có, trên hết là tinh thần: “Nothing is impossible”. Ngoài ra một trong những điều mình đang cải thiện hằng ngày là khả năng sử dụng ngôn ngữ trong viết và giao tiếp, tích cực hỏi thầy cô nhiều hơn vì các thầy cô rất “quý” các sinh viên hay “giơ tay”.

Thúy An: Mình cảm thấy để tận dụng tối đa cơ hội học tập và trải nghiệm thì bản thân mình cũng phải rất chủ động: chủ động hỏi thầy cô khi có thắc mắc về bài giảng, bài tập (dù là hỏi trong giờ học hay ngoài giờ thì thầy cô cũng đều vô cùng nhiệt tình giúp đỡ) & chủ động tìm hiểu thông tin (trường mình có rất nhiều sự kiện, hội thảo để hỗ trợ sinh viên trong các kỹ năng học thuật, công việc, hoặc đơn giản là các sự kiện giải trí, giao lưu, nếu không chủ động tìm thì sẽ dễ dàng bỏ lỡ những cơ hội hay vì có quá nhiều sự kiện diễn ra cùng lúc :D).

261441825_4528514043869233_1942342612294327680_n

Cám ơn Quang Biển và Thúy An về những chia sẻ về môi trường học tại UK, chúc các bạn mùa đông ấm áp, vững tin vượt qua mùa assignment đầu tiên và có những trải nghiệm tuyệt vời ở UK.

Ảnh: Nhân vật cung cấp

Đón đọc những chia sẻ khác của các học giả Chevening về môi trường học tập tại UK:

https://mindthegap.vn/category/study-in-the-uk-vi/

[Chat with Alumni #1] Học giả Chevening thực hiện dự án Nâng cao năng lực thích ứng và chống chịu của cộng đồng dưới tác động của biến đổi khí hậu tại Đồng bằng Sông Cửu Long

[Chat with Alumni #1] Học giả Chevening thực hiện dự án Nâng cao năng lực thích ứng và chống chịu của cộng đồng dưới tác động của biến đổi khí hậu tại Đồng bằng Sông Cửu Long

Trong series Chat with Alumni, Mind the Gap sẽ trò chuyện cùng với những cựu học giả Chevening, để cùng tìm hiểu về con đường phát triển sự nghiệp của họ sau khi hoàn thành khóa học Thạc sĩ tại UK và trở về. Từ 

Ứng dụng các sáng kiến cộng đồng vào khoá học truyền thông tại đại học Cardiff, Wales

Ứng dụng các sáng kiến cộng đồng vào khoá học truyền thông tại đại học Cardiff, Wales

Nguồn ảnh bìa: Cardiff University website – Toà nhà trường JOMEC thuộc đại học Cardiff Chia sẻ từ Mai Linh – cựu sinh viên đại học Cardiff, Wales về khoá học thạc sĩ ngành Quản lý Truyền thông và Quan hệ công chúng (International Public 

Khẳng định lại bạn là ai qua Thư giới thiệu (LOR)

Khẳng định lại bạn là ai qua Thư giới thiệu (LOR)

Xin chào các độc giả của Mind the Gap,

Mình là Micheal Hoang, học giả Chevening 2021/2022 đang theo học chương trình Intellectual Property Law LLM tại Queen Mary University of London dưới sự tài trợ của Chevening. Sau 03 tuần bắt đầu khóa học, mình đã có rất nhiều trải nghiệm thú vị tại đây. Giờ mình đang trên đường từ London đi Cadiff (thủ phủ xứ Wales) thì chợt nhớ rằng chắc hẳn các bạn đang trong giai đoạn nước rút để hoàn thiện 04 bài luận cực kỳ quan trọng trong bộ hồ sơ nộp học bổng Chevening. Chúc các bạn hoàn thành xuất sắc bài luận và giành được thật nhiều cảm tình của Hội đồng đánh giá bằng chính những kinh nghiệm, kỹ năng và định hướng thể hiện trong các bài luận này nhé ^ ^

Hôm nay, mình sẽ chia sẻ với các bạn về một số kinh nghiệm xin Thư giới thiệu – Letter of Recommendation (LOR) trong bộ hồ sơ xin học bổng Chevening. Bài chia sẻ chỉ tập trung vào tầm quan trọng của LOR, quá trình xin LOR, format Thư giới thiệu và thời hạn nộp LOR, mà không đề cập đến nội dung LOR vì nội dung này đã được hướng dẫn rất chi tiết bởi Chevening.  

Đối với việc xin LOR , mình lưu ý với các bạn một số vấn đề quan trọng sau:

1. Thư giới thiệu là tiếng nói của người thứ ba về bạn

Trước tiên, các bạn cần hiểu rằng mỗi loại giấy tờ trong bộ hồ sơ đều có vị trí quan trọng riêng, để Hội đồng đánh giá biết “bạn là ai”. Nếu 04 bài luận là tiếng nói của chính các bạn về bản thân mình thì LOR là tiếng nói của người thứ ba về các bạn. Để hiểu rõ về các bạn, Chevening muốn nghe lời giới thiệu từ cả 02 phía, chính bạn và người thứ ba. Vì vậy, LOR có vai trò rất quan trọng, góp một phần không nhỏ trong tổng số điểm đánh giá và quyết định việc bạn có được trao học bổng hay không.

2. Hãy chọn Referee(s) là người hiểu và ủng hộ bạn

Đối với mình, tiêu chí chọn Referee(s) phải là người thực sự gần với mình, hiểu và ủng hộ mình trong việc xin học bổng. Người đó sẵn sàng viết một bức thư dài 1-2 trang giấy để nói về mình với Hội đồng đánh giá. Các bạn có thể lên danh sách những người mà mình có thể xin LOR và hãy chọn lấy 02 người sẵn sàng đặt tình cảm cao nhất trong bài giới thiệu về bạn!

3. Xin thư giới thiệu từ Academic hay Professional Referee(s)?

Quá trình xin học bổng cũng như thông qua những câu hỏi của nhiều bạn trong thời gian gần đây, mình nhận thấy rằng đây là nội dung mà rất nhiều bạn quan tâm, có thể kèm chút lo lắng ^ ^ Với kinh nghiệm của bản thân, mình khẳng định rằng không có một công thức chung cho tất cả mọi người khi xin LOR. Tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh và mối quan hệ của bản thân với những người có thể viết LOR, các bạn có thể xin LOR từ cả 02 Academic hoặc cả 02 Professional hoặc 01 Academic và 01 Professional Referees. Điều quan trọng đó là người gần với bạn, hiểu bạn và chỉ ra cho Hội đồng đánh giá thấy được nhiều điểm mạnh của bạn nhất. Tuy nhiên, mình xin lưu ý rằng một trong các tiêu chuẩn của ứng viên Chevening là phải có kinh nghiệm làm việc ít nhất 02 năm; do đó, nếu lựa chọn cả 02 Academic Referees thì cần chắc chắn rằng phải có ít nhất 01 trong số các Referees hiểu và đánh giá được khả năng làm việc thực tế của mình. Ví dụ như, các bạn đã từng làm việc với Academic Referee(s) trong một số dự án chuyên môn nào đó.

4. Thời điểm xin thư giới thiệu

Hãy xin LOR càng sớm càng tốt, ít nhất là 01 tháng trước khi hết hạn nộp Thư. Thời điểm liên hệ với Referees là một điểm mà các bạn cần đặc biệt lưu ý trong quá trình xin LOR. Việc liên hệ sớm với Referees vừa thể hiện sự tôn trọng của các bạn đối với người đó, vừa để họ có thời gian viết cho mình một bức thư giới thiệu kỹ lưỡng, tràn đầy tình cảm.

Vào thời điểm nộp Essays, các bạn chỉ cần điền tên và thông tin liên hệ của Referees trong bộ hồ sơ mà chưa cần nộp LOR. Một số bạn để tên của Referees trong hồ sơ nộp tại thời điểm này khác với người chính thức viết thư cho mình. Theo mình, đây có thể là giải pháp tình thế nếu các bạn chưa tìm được Referees phù hợp, tuy nhiên đây không phải là cách làm hay nhất! Hãy liên hệ với Referees để họ đồng ý viết thư cho mình trước khi nộp Essays; hãy nhớ rằng chỉ cần đồng ý mà chưa cần viết ngay. Trước khi liên hệ với Referees, các bạn nên chuẩn bị 01 bản CV để người đó cập nhật thêm thông tin về bản thân bạn cả ở góc độ học thuật và kinh nghiệm làm việc cũng như là hiểu rõ bạn đang muốn gì.

5. Ai là người viết thư giới thiệu?

Văn phong trong LOR có thể là căn cứ để Hội đồng đánh giá xác định được LOR là do ai, Referee(s) hay các bạn, viết! LOR là tiếng nói của người thứ ba về các bạn; do đó, cách tốt nhất là hãy để Hội đồng đánh giá nghe được lời giới thiệu về bạn từ người khác trên phương diện và bằng chính văn phong của họ.

Hầu hết Referees đều tự viết LOR bằng chính văn phong của mình và trên cơ sở biết và hiểu về các bạn. Tuy nhiên, trên thực tế còn có nhiều người chưa từng viết LOR xin học bổng bao giờ, hoặc họ rất “bận rộn” để tự viết một bài giới thiệu về bạn,…. Referee(s) của các bạn có thể cũng thuộc một trong các trường hợp như vậy. Họ có thể “ngại” viết và yêu cầu bạn viết sẵn LOR để họ ký. Mình cho rằng cách này thường dẫn đến sự khó phân biệt về văn phong trong các bài luận với văn phong trong LOR, khó gây ấn tượng với Hội đồng đánh giá, thậm chí là có thể bị mất điểm! Vì thế, hãy chọn người sẵn sàng và không ngại tự mình viết LOR cho các bạn!

6. Có Format cho thư giới thiệu không?  

Chevening không yêu cầu về Format, nhưng trường mà các bạn lựa chọn có thể có yêu cầu riêng. Vì thế, cần đọc kỹ thêm yêu cầu của trường. Các bạn nên sử dụng LOR nộp cho cả Chevening và trường; không cần thiết phải xin LOR nộp riêng cho Chevening và riêng cho trường.

LOR có thể mở đầu bằng dòng chữ “To whom it may concern” hoặc không; điều này không quan trọng vì mỗi Referee có một style viết thư khác nhau. Vì thế, khi nhận được một LOR không có câu “To whom it may concern” hoặc “To British Embassy in…” hoặc “To Chevening Commission…” thì cũng đừng lo lắng!

7. Có cần thiết phải có bản giấy của thư giới thiệu không?

Trước tiên, hãy nhớ rằng Chevening yêu cầu các bạn nộp LOR kèm theo các giấy tờ khác thông qua hệ thống nộp hồ sơ trực tuyến. Vì thế, nếu đã hoàn thành việc nộp trực tuyến, thì các bạn không cần phải nộp thêm bản giấy của LOR. Tuy hiên, theo FAQs, Chevening có thể yêu cầu các bạn mang theo bản cứng của LOR đến buổi phỏng vấn; mình cho rằng việc này chỉ xảy ra trong trường hợp các bạn chưa kịp submit trực tuyến và do lỗi kỹ thuật.

Với kinh nghiệm của mình, mình đã nhờ Referees gửi luôn bản giấy của LOR ngay cả khi mình đã nhận được bản điện tử để phòng trường hợp có trục trặc kỹ thuật và Chevening yêu cầu mang theo đến buổi phỏng vấn.

8. Thời hạn nộp thư giới thiệu

Nhiều bạn thắc mắc có cần thiết phải nộp LOR cùng thời điểm với Essays không và câu trả lời là không! Như đã nói ở trên, Chevening đưa ra thời hạn nộp LOR sau thời hạn nộp Essays. Sau thời hạn này, các bạn vẫn còn cơ hội nộp LOR bằng cách mang đến buổi phỏng vấn nếu gặp trục trặc kỹ thuật trong quá trình nộp online. Trong trường hợp này, các bạn sẽ nhận được email từ Chevening. Tuy nhiên, mình vẫn muốn nhắc lại và nhấn mạnh rằng hãy xin LOR càng sớm càng tốt và nộp trước khi hết hạn một vài ngày; điều này giúp các bạn tránh được rủi ro và lo lắng, đồng thời có thể tập trung chuẩn bị cho buổi phỏng vấn.

Trên đây là một số kinh nghiệm xin thư giới thiệu mình muốn chia sẻ với các bạn đang và sẽ xin học bổng Chevening. Xin học bổng là một quá trình đòi hỏi đầu tư nhiều thời gian, công sức và trong quá trình xin LOR, mình đã viết gần 20 emails để trao đổi với 01 trong 02 Referees của mình. Mình tin rằng mỗi người trong số các bạn đều có một chiến lược xin LOR khác nhau trên cơ sở mối quan hệ của mình. Chúc các bạn vững bước trên con đường chinh phục Chevening!

Tác giả: Micheal Hoang – Học giả Chevecning 2021/2022

Ảnh Cardiff
Cheveners 2021 từ các trường Oxford University, Queen Mary University of London, Cardiff University, Cardiff Metropolitan University và Swansea University chụp tại Lâu đài Cardiff

Cover Photo by Anne Nygård on Unsplash