Tag: học bổng chevening

Gợi ý viết bài luận Career Plan apply học bổng Chevening

Gợi ý viết bài luận Career Plan apply học bổng Chevening

Xin chào các bạn, mình là Micheal Hoang, Chevening Scholar khoá 21/22 và sẽ học Thạc sỹ Luật Sở hữu trí tuệ tại Đại học Queen Mary, London vào tháng 9 này. Hôm nay, mình xin chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm 

CHEVENING, HÀNH TRÌNH CẢI THIỆN BẢN THÂN KHÔNG NGỪNG NGHỈ

CHEVENING, HÀNH TRÌNH CẢI THIỆN BẢN THÂN KHÔNG NGỪNG NGHỈ

Chào các bạn, mình là Hạnh, sinh năm 1989. Mình đã may mắn nhận học bổng Chevening khóa 2021-2022 sau 4 năm apply. Thực sự nhiều người hỏi tại sao mình lại kiên trì apply suốt 4 năm như vậy? Mình xin chia sẻ hơi 

NORWICH – BÀ GIÀ XỨ SƯƠNG MÙ

NORWICH – BÀ GIÀ XỨ SƯƠNG MÙ

Norwich – trước khi đến với UEA (University of East Anglia), đến với nước Anh thì Norwich với mình là một cái tên đầy xa lạ. Trớ trêu thay mình còn phát hiện ra có 1 nơi cũng mang tên Norwich nhưng ở tận nước Mỹ xa xôi. Khác với chốn đô hội tráng lệ London, nơi đa dạng văn hoá Birmingham, nơi cái mơi lan toả khắp nơi như Brighton, Norwich như bà cụ già ẩn mình giữa con sông uốn lượn cạnh bờ biển. Có lẽ Norwich có thể được xem là một trong những nơi ít người nước ngoài đến ở nhất, ngoại trừ bọn du học sinh như chúng mình. Thế đấy, Norwich chẳng gì đặc biệt thế mà sao cứ đi vào lòng mình, làm cho những kẻ lữ hành lỡ xa chân vào nơi ẩn dật này thì mãi nhớ về chốn ấy.

Đến Norwich thì cứ đến Liverpool Street Station bắt chuyến tàu, 2 tiếng sau lã sẽ có mặt ở Norwich. Bọn du học sinh như mình, nghèo thì chỉ thích đi xe đò vì rẻ hơn và dĩ nhiên lâu hơn. Nhưng đặng đừng gì cứ lên xe ngủ 1 mạch là sẽ tới ấy mà. Nếu nói về địa lý thì Norwich nằm chếch về hướng Đông Bắc từ London lên, lọt thỏm trong vùng Norfolk cạnh vùng Suffolk, cạnh nhau vậy chứ là 2 đối thủ bóng đá – Norwich và Ipswich – luôn kình nhau ở mỗi trận đấu.

Dân số Norwich thì chắc tương đương một cái làng, xấp xỉ tầm 138 ngàn người tính hồi năm 2014, mà chủ yếu đông vì học sinh trường UEA còn lại chắc ông già bà cả. Ngoài giờ đến trường và tan học, nếu đi xe buýt vào các giờ khác chỉ còn thấy các ông bà chầm chậm, bước lên bước xuống xe buýt hay tản bộ đến chợ và trung tâm mua sắm. Nói đến du lịch, chắc mất tầm 1, 2 ngày là chẳng còn chỗ nào để tham quan. Đâu đó dăm ba cái tên như Norwich Cathedral, Norwich Castle, Elm Hill, Sainsury Centre of Visual Arts toạ lạc trong trường UEA, đến Riverside Walk, Eaton Park, Noriwch Theater Royal, the Forum và vài chỗ nữa. Nhưng với mình, một đứa ăn dằm nằm dề ở đấy 1 năm thì Norwich như một bà già đầy khôn lỏi trao hết những kẻ muốn học những bài học về đời về người.

DSCF4035
Elm Hill – con đường ngày xưa là nơi buôn bán sầm uất được coi nhất nhì Norwich.
DSCF6994
Tòa thị chính thành phố
DSCF3744
Norwich Castle

Norwich chậm lắm. Ngày mình đặt chân tới Norwich, sốc lắm, sao mọi thứ nó quá chậm. Có lẽ vì mình đã ở Sài Gòn náo nhiệt suốt hơn 25 năm cuộc đời. Này nhé các ông các bà các bác anh chị em cứ từ tốn lên buýt, không ai hối, không ai vội. Xuống buýt là luôn ngoái đầu lại nói “thanh you”, “cheers” với chú tài xế.

DSCF7021
Điều lạ lùng là xe buýt 2 tầng chứ chỉ có 1 cửa ra vào đối diện chỗ tài xế ngồi

Norwich đi ngủ sớm lắm. Ngoại trừ thứ 5 là đa số các cửa hàng hay trung tâm mua sắm Chaperfield mở cửa tới 20:30 còn lại cứ 5, 6 giờ chiều đi dọc các con đường mang tiếng mua sắm mà đã thấy đóng cửa im ỉm. Không còn những lần la cà, cà phê cà pháo ban đêm nữa. Chỉ còn các quán bar, pub và nhà hàng là còn mở cửa, chắc đặng chỉ cho tụi trẻ. Hồi mới qua Anh, mình cứ nghĩ Pub như mấy quán bar bên VN ấy, mọi người đến chỉ để xỉn, nhưng thực ra sau nay mình mới biết nơi đó nhạc thì nhẹ lại còn có đồ ăn mà đặc biệt đó là nơi hiếm hoi người Anh chịu tiếp nhận và mở lời với người ngoài vòng tròn xã hội của họ. Còn muốn quẫy thì cứ đến bar thôi, tầm 5, 6h sáng mọi người mới về.

DSCF3691
Điểm đến của những bữa ăn English Breakfast mang đậm phong cách Anh
DSCF7006
Góc chợ Norwick vào một chủ nhật nắng đẹp

Norwich bé lắm. Nếu đã muốn thưởng thức afternoon tea là mọi người kháo nhau tới Biddy’s Tea Room mà quán chỉ có dăm chỗ, đến trễ là hết bàn ngay. Muốn Fish and Chip thì cứ thẳng tiến tới Grosvenor Fish Bar, ngon nhất khi dùng tay bẻ từng miếng cá nóng, chấm chấm vào sốt, vắt miếng chanh và tận hưởng vị cá, vị béo của sốt, vị chua của chanh dưới không khí ấm cùng ngay dưới tầng hầm của quán. Và muốn ăn cá đã được muối lên thì hãy đến chợ ngay giữa thành phố, nơi đó mình còn tìm thấy mì Tàu, Fish anh Chip với một mức giá rất bình dân, cả mì Hảo Hảo nữa. Còn muốn tìm mua trà về pha thì phải ghé Wilkinson’s of Norwich, một cửa hàng trà nhỏ xinh giấu mình lấp ló trên con đường Lobster. Còn mình thì mình ghiền latte ở Strangers Coffee ngay trên triền dốc từ Tesco về kí túc xá nơi mình ở, mùi cà phê cứ gọi là gây nghiện ngay khi bước chân vào quán. Lại thèm 1 cái bánh crepe Nutty Monkey đầy chuối, nutella và chút dâu trên chiếc xe tải vàng nhìn thẳng ra lâu đài. Điều mình cũng rất thích ở Noriwich là những Vintage Fair tổ chức ở nhà thờ và hội chợ tại công viên gần Chaperfield.

DSCF0851
Những con đường nhỏ dành cho khách đi bộ
IMG_4628
Một góc Vintage fair

Vì có lẽ chính những sự thân quen, chắc nhà người này biết nhà người kia, thói quen tập tục cứ diễn ra đều đặn theo mùa theo năm mà vì thế con người nơi đây có lẽ không cần phải vội vã. Dễ dàng bắt gặp nhiều người tản bộ ở công viên, đi dạo trên các con đường vắng. Mà lạ lắm công viên ở khắp nơi, to nhỏ từ trong đến rìa thành phố. Norwich cho mình những khoảnh khắc, chỉ cần khoác vội áo khoác lên, băng qua đường là đến ngay công viên, cứ chầm chậm đi ngó nghiêng và hít thở. Norwich cho mình yêu những ngày nắng lên, chỉ muốn bay ra ngoài để tản bộ dọc theo bờ sông, ngồi ngó chú mèo đang canh bắt con chuột. Để mới thấy yêu những điều bình dị mà vốn lẽ mình đã bỏ qua ở Sài Gòn.

Norwich-bà-già-xứ-sương-mù
Norwich đã dạy cho mình một lối sống mới – lối sống thức tỉnh ở hiện tại, trân quý những gì vốn có để tiến lên phía trước.

Ở Norwich, mình đã từng trải nghiệm làm công việc chăm sóc người già. Đó là một công việc vất vả nhưng trên hết mình đã gặp và nói chuyện với biết bao nhiêu cụ ông cụ bà. Có những người đã bước sang tuổi 60 nhưng chỉ đặt chân đến London được dăm lần, có những người là phú ông nhưng cuối đời chỉ còn mình trong căn nhà to nhưng mình cũng gặp những cặp vợ chồng yêu thương chăm sóc nhau từng bữa ăn. Họ đã kể cho mình nghe những câu chuyện về Anh thời mình chưa sinh ra, họ kể mình nghe về văn hoá Norfolk, họ kể về gia đình họ và nhiều lắm. Nhưng đâu đó họ đã dạy mình rằng dù giàu hay nghèo, hãy cố gắng mỗi ngày phấn đấu làm điều mình muốn vì đừng để nỗi đau “giá như…” giằng xé khi mình đã về già.

Norwich với mình như một nốt nhạc trầm sau những tháng năm vội vã từ khi tốt nghiệp và đi làm. Và Chevening đã mang mình đến Norwich để mình được học, được khám phá và được sống chậm. Và có lẽ cho dù chỉ một năm ngắn ngủi ở Norwich, nhưng nó không chỉ giúp mình thu nạp kiến thức, lận lưng một tấm bằng thạc sĩ mà trên hết là thì thầm với mình về một lối sống mới – lối sống thức tỉnh ở hiện tại, trân quý những gì vốn có để tiến lên phía trước.


Tác giả: Trần Nguyễn Kim Ngân – Chevening 2016 – 2017

Chevening Chinwag #03: Integrating Software Developing with Journalism, Building a Sustainability Game, and the AGENDA TikTok challenge!

Chevening Chinwag #03: Integrating Software Developing with Journalism, Building a Sustainability Game, and the AGENDA TikTok challenge!

Chevening Chinwag* is a series of informal pleasant conversations with our Vietnamese Chevening scholars, who are currently experiencing their exciting, challenging, and life-changing Chevening journeys. Read along and you will gain insights into: Personal reviews of UK universities: in-class learning method, university facilities, available support 

Chevening Chinwag #02: Online Teaching, Virtual Networking Drink, Planting Trees with Chevening

Chevening Chinwag #02: Online Teaching, Virtual Networking Drink, Planting Trees with Chevening

Chevening Chinwag* is a series of informal pleasant conversations with our Vietnamese Chevening scholars, who are currently experiencing their exciting, challenging, and life-changing Chevening journeys. Read along and you will gain insights into: Personal reviews of UK universities: in-class learning method, university facilities, available support 

Nước Anh những Ngày Lockdown

Nước Anh những Ngày Lockdown

Nhằm giảm sự lây lan của đại dịch Covid-19, từ ngày 23/3, Anh đã chọn phương án phong tỏa (lockdown), đóng cửa trường học, văn phòng, trung tâm thương mại và các tụ điểm công cộng khiến cuộc sống thường nhật của người dân bị đảo lộn. Đây có lẽ cũng là một trải nghiệm “khác lạ” chưa từng thấy của các học giả Chevening 2019 -2020. Thay vì được đến trường, hay rong ruổi trên những nẻo đường khám phá nước Anh, thì giờ đây họ đang học tập, sống giữ một nước Anh tĩnh lặng, đường phố không ồn ào, sôi động như trước đây.

Cùng với đó, kết quả vòng phỏng vấn học bổng Chevening 2020 – 2021 cũng gần đến ngày công bố. Mình biết cảm giác khi ngồi hàng giờ trước máy tính, bấm F5 liên tục để đợi mail, và hồi hộp mỗi khi thấy một email mới đến. Nhưng giờ đây, trước tình hình của đại dịch, có lẽ cũng có bạn đang rất hoang mang và lo lắng nữa.

Hôm trước, mình hỏi thăm 1 cô bạn Chevening 2019 – 2020 đang ở London hoàn thành dự án tốt nghiệp, cô ấy vẫn rất lạc quan, cuộc sống vẫn diễn ra chỉ là người ta sẽ học được những cách làm thật mới, dành nhiều thời gian ở nhà, nấu ăn đầy đủ hơn và gấp rút hoàn thành các bài tập. Và cô ấy nói với mình rằng “Que sera sera – Điều gì đến cũng sẽ đến” và như cách người Anh vẫn thường nói “Keep calm and carry on” – Bình tĩnh và tiếp tục tiến bước.

Bây giờ, mời các bạn ghé qua  những thành phố ở nước Anh và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của sự bình yên, một nét đẹp nguyên sơ vốn có của những con phố và những tòa nhà cổ kính.

London

Cambridge

Edinburgh

https://www.youtube.com/watch?v=h9qqdgYARsY

Leeds

Oxford

Nguồn video: Youtube