Year: 2019

How I won the Chevening Scholarship (and How you can, too), Part 1: Building a Profile

How I won the Chevening Scholarship (and How you can, too), Part 1: Building a Profile

In July 2019, I was honored to receive the Chevening Scholarship to get my Master’s Degree in Digital Media, Culture and Society at the University of Brighton, UK. If you don’t know, Chevening is a prestigious scholarship funded by the UK Foreign and Commonwealth Office. Every year for the past 

[Chia sẻ] Săn Học bổng du học (P2): Thi rớt tức là học dốt?

[Chia sẻ] Săn Học bổng du học (P2): Thi rớt tức là học dốt?

Trong bài thứ hai, mình xin phép chia sẻ về việc xác định thái độ đúng đắn trước khi săn học bổng, và vượt qua chuyện tưởng như rất “khủng khiếp” là thi rớt. 1. Câu hỏi “Tại sao săn học bổng?” thoạt nghe có 

[Chia sẻ] Săn Học bổng du học (P1): Cuộc đua chỉ dành cho “con nhà người ta”?

[Chia sẻ] Săn Học bổng du học (P1): Cuộc đua chỉ dành cho “con nhà người ta”?

Một năm nữa đã trôi qua, và chúng mình xin chúc mừng những thành viên mới tham gia vào ngôi nhà chung Chevening. Trước khi các bạn lên đường sang UK bắt đầu một năm học tập khám phá với nhiều điều mới và thử  thách, chúng mình cũng rất may mắn được chính những cánh chim ấy chia sẻ về quá trình nộp đơn trong suốt thời gian qua. Chúng mình mong rằng những chia sẻ này sẽ phần nào giúp các bạn tự tin trên con đường nộp đơn Chevening năm nay nhé.

————————

Bài đầu tiên trong chuỗi 3 bài viết chia sẻ chút kinh nghiệm săn học bổng. Để mở đầu, mình xin khẳng định rằng, bạn trẻ nào cũng có khả năng săn học bổng du học. Đọc tiếp để biết lí do vì sao nhé!

1.

Từ nhỏ đến lớn, mình nghĩ bạn đã từng bắt gặp nhiều bài viết về gương mặt ưu tú đạt học bổng du học tỷ đồng, thường là đi kèm một danh sách thành tích rất “khủng”. Khi đọc những bài đó, bạn có thường nghĩ thế này không?
“Trời ơi, ngưỡng mộ quá, đúng là con nhà người ta! Bao giờ mình mới được như vậy?”
“Giỏi thế này thì không đạt học bổng mới lạ. Điểm cao, hoạt động ngoại khoá hoành tráng thế kia, chả bù cho mình”
“Học bổng danh giá thế này, người ta lại là con nhà có điều kiện, chắc chả đến lượt mình”
Những suy nghĩ như thế dễ làm bạn chùn tay, cho rằng những học bổng danh giá là quá xa tầm với, là chỉ dành cho những “con nhà người ta”– tức là có sẵn gene thông minh, có điểm cao, ngoại ngữ như gió, thành tích hoành tráng hay nhà có điều kiện, v.v.. Và bạn cho rằng mình không có gì trong tay nên không có cửa.
Bạn tin không, mình cũng từng nghĩ tiêu cực như thế. Thế nhưng, trong những năm tìm hiểu về học bổng, mình đã may mắn được tự trải nghiệm và được học hỏi từ các anh chị đi trước. Và điều khiến mình tâm đắc là các bạn được học bổng đến từ nhiều hoàn cảnh khác nhau – tuổi tác, nghề nghiệp, vùng miền, sự nghiệp khác nhau.
Không phải ai cũng là con ngoan trò giỏi thời đi học, cũng không phải ai cũng được học ngoại ngữ từ nhỏ, tốt nghiệp trường chuyên trường điểm hoặc có thành tích hoành tráng đâu. Xuất phát điểm của mỗi người rất khác nhau, con đường đi cũng dài/ ngắn khác nhau nhiều lắm.

Điểm chung của họ là ý chí quyết tâm và kiên trì rất lớn, có kế hoạch rất rõ ràng và không để hoàn cảnh hay thất bại trong quá khứ quyết định tương lai của mình.

Và đó chính là lí do quan trọng nhất giúp họ giành được học bổng – chứ không phải là do “gene thông minh sẵn, gia thế khủng hay thành tích hoành tráng” như mình từng lầm tưởng. Những anh, chị có xuất phát điểm chưa tốt, thay vì than thân trách phận hoặc “gato” với người khác thì họ quyết tâm hướng về phía trước để thay đổi tương lai của bản thân họ, và mình rất nể điều đó.
Mấu chốt của chuyện này là gì? Chính là ý chí hay kế hoạch đều nằm ở bạn, do bạn chủ động quyết định cho mình và tự rèn luyện hàng ngày. Điều đó cũng có nghĩa, là bạn hoàn toàn có khả năng được học bổng cho dù hoàn cảnh của bạn như thế nào đi nữa – với điều kiện là bạn bắt tay thực hiện nó ngay hôm nay, có định hướng rõ ràng và thật kiên nhẫn.

20 gương mặt đi chương trình YSEALI với mình – có những bạn từ vùng sâu vùng xa, nhà không có điều kiện, nhưng các bạn luôn lạc quan, chăm học và rất năng động. Thương các bạn nhiều.

2.

Mình hi vọng đọc đến đây, bạn đã có chút quyết tâm đi theo con đường săn học bổng. Và chắc bạn đang tự hỏi: OK, nghe hùng hồn phết, nhưng cụ thể là phải làm cái gì?
Theo quan sát và trải nghiệm của mình, đây là những gạch đầu dòng quan trọng để bạn thành công:

a. Nghiêm túc với chuyện săn học bổng:

Săn học bổng tức là bạn đang “gọi vốn” từ nhà đầu tư, thuyết phục họ đưa từ trăm triệu đến cả tỷ đồng cho tương lai của mình (không khác gì Shark Tank nhỉ . Và cũng không phải là hôm nay nộp đơn xin học bổng là ngày mai đã nhận được tin đậu và ngày mốt là xách vali đi.
  • Ngay từ đầu, bạn cần xác định rằng chuyện săn học bổng là nghiêm túc, và sẵn lòng dành ít nhất 3-4 năm thanh xuân cho việc này. Có những anh chị thậm chí dành cả 10 năm, và tin mình đi, không phí thời gian đâu : ) Bạn đừng nóng vội nhé!
  • Điều này cũng có nghĩa là bạn…không cho phép mình được lười. Đây là quá trình dài, sẽ có lúc bạn mệt mỏi, chán nản vì bận rộn (ví dụ là mình rất mê ngủ nhưng phải…ngủ bớt lại để làm hồ sơ huhu, và không có thời gian ăn chơi nhậu nhẹt). Những lúc đó, hãy xốc lại tinh thần, tập trung và động viên bản thân nhé! Quá trình này sẽ giúp bạn trưởng thành hơn rất nhiều đó.

b. Xác định ước mơ, hoài bão của mình:

Cái này nghe thiệt đao to búa lớn, nhưng nó chính là chuyện bạn hiểu rõ mình thích, muốn và cần làm gì cho tương lai của chính mình – Nếu bạn còn không biết mình muốn làm gì thì làm sao thuyết phục người khác, phải không nè?
Mà đúng là không dễ để 1 người trẻ xác định điều này, và chuyện “khủng hoảng tuổi 20” là rất bình thường.
  • Bạn nên tích cực tham gia các hoạt động phong trào, đi thực tập, đi làm, gặp gỡ nhiều người, đọc sách-báo, đi tình nguyện, học hỏi từ người đi trước – và suy nghĩ, đúc kết xem mình thích cái gì, mình muốn thay đổi cái gì và mình cần làm gì để đạt được điều đó.
Chuyện du học và săn học bổng, suy cho cùng, chỉ là một bước đệm trong con đường tương lai còn-rất-dài sau đó mà thôi.
Đây là việc không thể một sớm một chiều mà nhận ra được – mình hay bất kì ai khác cũng không trả lời giúp bạn được. Bạn nên dành vài năm để chiêm nghiệm và tìm ra câu trả lời cho mình

c. Trau dồi ngoại ngữ:

Muốn đi du học mà không chịu khó học ngoại ngữ chính là…tội ác. Học ngoại ngữ ngoài chuyện để giao tiếp ra thì còn để hiểu văn hoá, phong cách sống của dân tộc đó.
Có thể bạn lo rằng hồi nhỏ mình không được học bài bản, hoặc lâu không dùng ngoại ngữ nên quên nhiều. Rồi thì buồn phiền là mình không có nhiều tiền để đi học trung tâm xịn hay “không có khiếu ngoại ngữ”.
  • Chuyện học ngoại ngữ là “có công mài sắt, có ngày nên kim”, chứ không phải bỏ ra nhiều $$$ sau 1 đêm là tự khắc giỏi được.
Bạn nên chủ động ngày nào cũng học một chút, nghe nhạc-xem phim-viết lách-đọc sách-giao tiếp với người nước ngoài, bên cạnh việc đi học trung tâm (nếu phù hợp). Thời nay có Internet thì việc học ngoại ngữ càng thuận lợi hơn nữa. Hãy kiên trì nhé, bạn sẽ tiến bộ hàng ngày đó

Keep calm and carry on nhé, you’ll be there

d. Tham gia các chương trình thanh niên:

Trước khi săn các học bổng “bự” như học bổng Chính phủ hay học bổng toàn phần, bạn nên đi từng bước nhỏ trước. Mình thấy nhiều anh chị đi trước là cựu JENESYS/ SSEAYP/ YSEALI chẳng hạn.
  • Có rất nhiều chương trình trại hè, cuộc thi, hội thảo, trao đổi ngắn hạn, giao lưu quốc tế để bạn tham khảo. Nên chọn chương trình phù hợp với mình và tích cực học hỏi, mở rộng mối quan hệ từ những chương trình đó.
Điều này không chỉ giúp bạn “làm đẹp CV” mà còn là cách giúp bạn trưởng thành, tìm ra điều mình thích (như đã ghi trên điều b ) và rèn luyện kĩ năng mềm + kĩ năng ngoại ngữ nữa.
Hãy chủ động tìm kiếm và đúc kết bài học cho bản thân từ những trải nghiệm ấy nhé! (Cũng sẽ là nguyên liệu để bạn viết luận và trả lời phỏng vấn sau này đó)

3.

Nói tóm lại, mình nghĩ là, chuyện săn được học bổng là do chính bản thân mình quyết định, chủ động rèn luyện và cố gắng trong nhiều năm, chứ không phải là do “giỏi sẵn”. Không có ai sinh ra là đã được “mặc định” là được hay không được học bổng cả đâu bạn ui.
Vì vậy, thay vì buồn phiền, tự ti vì điểm yếu nào đó trong quá khứ của mình, bạn hãy bắt đầu phấn đấu từ hôm nay – để thay đổi ngày mai của chính mình nhé!
Chúc bạn thành công.
Bài viết: Nguyễn Thị Nam Phương – Chevening 2019/2020
Hình ảnh: Nguyễn Thị Nam Phương – Chevening 2019/2020 (hình đầu tiên: by Shane Rounce on Unsplash)
[Thông tin] Chevening scholarships 2020/2021

[Thông tin] Chevening scholarships 2020/2021

Greetings from Chevening Scholarships Team of the British Embassy Hanoi! We are delighted to announce that the Chevening scholarship applications for academic year 2020/2021 are now open. Some highlights of Chevening scholarships: Chevening scholarships programme in Vietnam, managed by the British Embassy Hanoi, provides a 

TÔI ĐẾN LONDON ĐỂ HỌC VÀ…ĐỂ SỐNG [University of Westminster]

TÔI ĐẾN LONDON ĐỂ HỌC VÀ…ĐỂ SỐNG [University of Westminster]

Khi quyết định học ở London, nhiều người nói với tôi rằng London quá ồn ào, London quá phức tạp và London quá mất tập trung để đi học. Tôi chỉ cười và trả lời rằng “Nếu ai đó thấy chán London, thì tức là 

Cách nhà báo kiểm chứng tin giả trên mạng xã hội

Cách nhà báo kiểm chứng tin giả trên mạng xã hội

 

Tác giả (phải) cùng hai sinh viên người Mỹ và Ghana nhận học bổng báo chí truyền thông châu Âu Erasmus Mundus trong chuyến tham quan trụ sở BBC tại London.

Trong vụ đánh bom ga tàu điện ngầm London năm 2005 làm 52 người chết, đài BBC nhận được hơn 1.000 ảnh, hơn 20.000 email người dân gửi về. Bản tin phát trên truyền hình đăng nhiều video quay bằng điện thoại của những người đi tàu điện ngầm. Ban đầu, BBC dẫn thông báo của cảnh sát rằng tuyến tàu điện ngầm gặp tình trạng “điện áp tăng vọt”. Nhưng những thông tin từ người dùng mạng cho thấy câu chuyện hoàn toàn khác. Dựa trên email gửi về và một bức ảnh tại hiện trường, phóng viên BBC biết vị trí của 4 quả bom chỉ một giờ sau khi quả bom đầu tiên phát nổ.

Tận dụng nội dung từ khán giả là nhiệm vụ của trung tâm xử lý nội dung người dùng tự tạo (user generated-content, gọi tắt là UGC). Dự án bắt đầu được thí điểm vào năm 2005 với chỉ ba phóng viên thuộc các bộ phận khác nhau của BBC News. Họ có nhiệm vụ thu thập những hình ảnh, video, thông tin tốt nhất khán giả, độc giả gửi đến qua email và chia sẻ trên BBC.

Ban đầu, trung tâm của BBC tập trung chủ yếu vào hình ảnh, video, lời kể nhân chứng được gửi tới đài này qua email. Khi đó, Facebook mới chỉ có hơn 5 triệu người sử dụng (nay là hơn 2,3 tỷ người), còn YouTube và Twitter chưa ra mắt. Ngày nay, mỗi phút trong ngày, 500 giờ nội dung được đăng tải lên YouTube, hàng trăm nghìn thông điệp được đăng trên Twitter và hàng triệu nội dung được chia sẻ trên Facebook.

Khi thói quen chia sẻ thông tin của khán giả thay đổi, nhiệm vụ của một trong những trung tâm xử lý UGC trên thế giới này chuyển hướng sang thu thập tin tức bán truyền thống như sử dụng từ khoá tìm kiếm, xem điều gì đang nóng trên Twitter, đánh giá hình ảnh, video những nguồn đáng tin cậy đang chia sẻ trên Twitter.

UGC bao gồm ảnh, câu chuyện, video, audio gửi từ hiện trường một sự kiện báo chí, có thể được gửi trực tiếp đến toà soạn hoặc được chia sẻ trên các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter. Nó đem đến lợi ích lớn cho nhà báo trong việc đưa tin nhanh, kịp thời trong thời đại khát thông tin, nhưng cũng đi kèm nguy cơ gây mất uy tín cho toà soạn vì nó có thể là tin tức giả, dù cố tình hay vô ý.

Nguồn gốc tin giả: từ trang web nặc danh đến các mạng xã hội đóng hoặc nửa đóng, đến cộng đồng thuyết âm mưu, tới mạng xã hội và cuối cùng là các báo, đài truyền hình tin chính thống. Nguồn: Claire Wardle, First Draft

Trong những thời điểm cần phát tin nóng, một số hãng tránh trách nhiệm kiểm chứng bằng cách đăng thông điệp: “Thông tin này chưa được kiểm chứng độc lập” bên cạnh nội dung trên mạng xã hội, nhưng về lâu dài, uy tín của toà báo và điểm khác biệt giữa báo chí và mạng xã hội phải dựa trên khả năng kiểm chứng, lọc tin và “gác đền”.

Dựa trên những điều đã học và đọc được trong khoá học thạc sĩ báo chí ở trường City, London, tôi đúc rút ra một số bước kiểm chứng nội dung trên mạng xã hội nhằm tránh nguy cơ trở thành “con vẹt”. Việc kiểm chứng thông tin từ UGC phải bao gồm kiểm chứng cả người tạo ra nội dung và chính nội dung đó.

 

Kiểm chứng người đóng góp nội dung

Một số câu hỏi cần trả lời bao gồm:

  1. Bạn đã có quan hệ trước đó với nguồn tin này chưa? Nếu nguồn tin từng cung cấp thông tin cho bạn và bạn từng sử dụng nó, thì bạn có thể nhanh chóng đánh giá liệu nội dung có thể có ích hay không.
  2. Người này có cộng tác với các báo hay hãng tin khác hay chưa? Một số nguồn tin tốt nhất là các mạng lưới công dân làm báo, với điều kiện bạn biết họ đáng tin cậy.
  3. Liêu họ có danh tính ổn định và nhất quán trên mạng hay không? Hãy cẩn thận với những tài khoản mạng xã hội: có thể họ tạo tài khoản để tránh bị trừng phạt, hoặc để phản ứng trước một sự kiện cụ thể, nhưng cũng có thể để tạo tin giả.
  4. Liệu họ từng đăng các video từ một địa điểm hay họ tổng hợp video từ nhiều nguồn khác nhau? Liệu bạn có thể liên lạc với người thực sự quay video được không?
  5. Bạn có kiểm chứng được họ sống ở đâu hay không? Kiểm tra định vị bức ảnh hoặc thông điệp trên mạng (geotag), hỏi số điện thoại và kiểm tra địa chỉ, xem xét múi giờ và các thông tin xác định danh tính khác.
  6. Bạn có nói chuyện được với họ hay không? Kiểm tra dựa trên giọng nói luôn tốt hơn văn bản, bạn có thể biết được nhiều điều từ người đó dựa trên chất giọng, ngữ điệu vùng miền. Một người từ chối nói chuyện trực tiếp có thể là người khả nghi.
  7. Những người khác có biết họ hay không? Hãy hỏi mạng xã hội liệu có ai khác có thể chứng thực về họ hay không? Ở đây, việc duy trì mối quan hệ với mạng lưới cộng tác viên và mạng lưới cộng đồng có ý nghĩa quan trọng kể cả khi chưa có sự kiện xảy ra.

Kiểm chứng nội dung thông tin

 Có một số chiến thuật kiểm chứng nội dung, bao gồm nội dung hình ảnh được gửi đến toà soạn

  1. Kiểm tra metadata

Với file ảnh, ta có thể kiểm tra dữ liệu Exif thông qua một số phần mềm chỉnh sửa ảnh như Photoshop, trang web chia sẻ ảnh như Flickr. Tuy dữ liệu Exif có thể sai lệch (bị chỉnh sửa, xoá hoặc thời gian chụp không đúng do cài đặt thời gian sai lệch trên máy ảnh), nhưng nếu nó không khớp với những điều bạn biết về người chụp hay về tấm ảnh, đây có thể là lý do để bạn phải nghi ngờ. Ví dụ như loại máy ảnh phải khớp với thông tin người chụp cung cấp cho bạn về máy ảnh đó. Dữ liệu Exif có thể cho bạn biết liệu ảnh có bị chỉnh sửa hay không

 

  1. Kiểm tra hình ảnh trong đó có khớp với các nguồn tin khác về vị trí đó không. Đây là lúc Googlemaps và Street View có thể hữu ích. Google có thể cung cấp bức ảnh chi tiết về vị trí những bức ảnh khác được chụp, và bạn có thể kiểm tra liệu nội dung thông tin khớp với những gì bạn thấy trong ảnh hay không. Năm 2011, khi quân đội bắt đầu đàn áp biểu tình ở Syria, các báo nhận được vô vàn video người dùng từ những thị trấn xa xôi vắng bóng phóng viên phương Tây gửi về. Storyful đã dùng Googlemaps để kiểm chứng đối chiếu các đặc điểm địa hình và kiến trúc xuất hiện trong video họ nhận được, bao gồm những toà nhà, đặc trưng, khung cảnh trong video và trên hình ảnh vệ tinh của Google, xác minh xem thông tin chính xác hay không.

 

  1. Liệu những yếu tố trong video hay hình ảnh khớp với những điều bạn đã biết về địa điểm (ký hiệu ngôn ngữ)? Liệu bạn có thể thấy cờ hay biển số xe cho thấy đất nước hay địa điểm? Liệu ánh nắng chiếu thẳng hay nghiêng, góc bao nhiêu độ, có khớp với thời điểm trong ngày mà đoạn video được cho là quay vào lúc đó? Thời tiết trong video có khớp với thông tin đưa ra hay không?

 

  1. Có giọng nói nào trong video khớp với điều bạn đã biết về nó không? Ngôn ngữ địa phương? Giọng vùng miền có đúng với vùng đó không?

 

  1. Gọi điện hỏi chuyên gia. Nhiều khi cách nhanh nhất là xin lời khuyên từ nguồn tin đáng tin cậy, các chuyên gia và học giả.

Ngoài ra còn có chiến thuật khác để kiểm chứng là crowdsource quá trình này (giao công việc đó cho một cộng đồng, một nhóm người), đồng nghĩa với việc nhà báo sẽ công khai, minh bạch hoá quá trình làm báo trên mạng xã hội. Đây là điểm khác biệt của báo chí hiện nay so với báo chí cách đây tầm 20 năm.

Tài liệu tham khảo:

  1. Verification handbook: An Ultimate guideline on digital age sourcing for emergency coverage
  2. Social media for journalists: principles and practice
  3. Mobile and social media journalism: a practical guide

Một số trang web miễn phí giúp kiểm chứng ảnh, video:

  1. Kiểm tra thời tiết một địa điểm nào đó trong quá khứ: https://www.wolframalpha.com/
  2. Tìm xem ảnh đã được đăng ở trang nào khác hay chưa: Google reverse image search (https://images.google.com/?gws_rd=ssl), Tineye (https://www.tineye.com/)
  3. Tìm những ảnh có dán geotag: Flickr.com
  4. Xem dữ liệu Exif: http://exif.regex.info/exif.cgi
  5. Xem thời điểm chính xác đoạn video được upload lên YouTube: https://citizenevidence.amnestyusa.org/

Bài: Nguyễn Trọng Giáp, University of London, International Journalism