Year: 2019

Chút hoài cổ ở Bath yên bình

Chút hoài cổ ở Bath yên bình

Nếu đã trót yêu nét đẹp cổ kính của nước Anh qua ngòi bút của nữ nhà văn Jane Austen, bạn nhất định phải ghé chơi Bath một lần! Ngược dòng thời gian Một buổi sáng thứ 7 vào cuối tháng 10, chuyến xe lửa 

Làm gì sau khi đã nộp hồ sơ học bổng Chevening?

Làm gì sau khi đã nộp hồ sơ học bổng Chevening?

Lời đầu tiên, mình xin chúc mừng bạn đã hoàn thành xong 1/2 chặng đường chinh phục học bổng Chevening năm nay. Bây giờ chúng ta cùng điểm qua một vài điều bạn có thể làm trong thời gian tới nhé. Nghiên cứu kỹ Timeline 

Có một London rất xanh

Có một London rất xanh

Tôi đặt chân xuống London vào đầu tháng 9, khi cái nắng hè đã bớt chói chang nhưng vẫn đủ tỏa sáng một bầu trời xanh trong. Khi còn ở nhà với vô vàn những tưởng tượng về nước Anh và thủ đô London, tôi vẫn tưởng tượng mà màu đỏ của xe bus 2 tầng, màu xám của bầu trời những ngày mưa và màu gạch đỏ của những ngôi nhà cổ kính. Tôi cứ ngỡ London náo nhiệt, đông đúc, ồn ào phố xá lắm. Tôi vẫn nghĩ, thủ đô của một quốc gia, một siêu đô thị Metropolitan, trung tâm tài chính có lẽ tôi sẽ thấy quanh mình toàn những tòa nhà chọc trời hay những dãy đậm chất châu Âu nằm san sát. Nhưng rồi, những ngày đầu đặt chân xuống London, tôi ngỡ ngàng đứng giữa một không gian thật khác với những gì mình đã tưởng tượng. Ít ai biết rằng, 47% diện tích London được phủ xanh bằng những công viên hoàng gia rộng lớn, những khu vườn nhỏ và một quảng trường xinh yên bình giữa những khu dân cư. Tôi thích được dạo bước giữa những công viên rộng lớn, hít thật sâu để cảm nhận trọn vẹn hương vị trong trẻo, tươi mới và đắm mình giữa màu sắc mùa thu.

 1. Hyde Park

Hyde Park là công viên đầu tiên tôi đến khu vừa đặt chân xuống London. Khi ấy, tôi vẫn ở trong một căn nhà trọ ở khu Baywater trước khi chính thức chuyển vào khu nhà sinh viên. Khi bước vào Hyde Park, nhìn thấy một màu xanh như kéo dài vô tận rồi thấy đàn thiên nga trắng muốt đang đập cánh giữa hồ nước xanh thẳm rộng mênh mông lấp lánh dưới nắng chiều, tôi vẫn dùng một từ để miêu tả cảm giác của mình khi ấy – “vi diệu”. London ở đây, ngay trước mắt tôi và quá khác so với những gì tôi đã tưởng tượng. Lần đầu bước vào công viên, tôi ghé thăm khu vực có những chú chim màu xanh. Một người đàn ông ở đó rắc vào tay tôi một ít hạt để cho chim ăn và lần đầu tiên tôi thấy chú chim màu xanh lá cây tinh nghịch ăn những hạt khô trên tay mình.

Hyde Park là công viên rộng nhất ở trung tâm London trải dài từ khu Westminster đến Kengsinton và được xem như lá phổi xanh của thành phố. Với diện tích rộng lớn như vậy, ở Hyde park tôi có thể thấy rất nhiều các hoạt động như cưỡi ngựa, đi cano, bơi thuyền, và công viên giải trí Giáng sinh Winter Wonderland. Ngay phía cửa Tây nam của công viên, tôi có thể ghé thăm Royal Albert Hall và 3 bảo tàng lộng lẫy ở sát nhau đó là bảo tàng lịch sử tự nhiên, bảo tàng khoa học và bảo thàng thời trang Victoria & Albert.

2. Regent Park và Primerose Hills

Tôi học ở University of Westminster, Marylebone Campus ngay gần Regent park. Tọa lạc trên khu vực phía Tây Bắc London, Regent’s Park gần Bảo tàng Sherlock Holmes, Madame Tussauds và nằm cạnh vườn thú London. Đây là một khu vực tuyệt vời để du lịch và giải trí. Bên trong công viên, có những khu vườn, hồ, vườn hoa hồng Queen Mary, sân vận động và công viên dành cho trẻ em trong công viên, nhà hát ngoài trời thường biểu diễn ở kịch của Shakespeare vào mùa hè. Regent park luôn lộng lẫy sắc hoa cả bốn mùa.

Có một địa điểm nối liền với Regent park về phía Nam đó là Primrose Hill. Sau khi đi qua một đoạn dốc để đi lên đỉnh đồi, tôi có thể nhìn thấy những công trình nỗi bật nhất của thành phố từ trên cao. Primerose Hill thường rất yên tĩnh. Tôi thường gặp ở đó rất nhiều người một mình đứng trên đỉnh đồi, lặng lẽ nhìn về phía những công trình nổi tiếng ở London như đang đắm chìm vào dòng suy nghĩ miên man của riêng mình.

3. Green Park và St Jame Park

Green Park và St Jame Park là hai công viên hoàng gia nằm sát nhau ngay trước cửa cung điện Buckingham. So với Hyde Park và Regent Park, Green Park và St Jame Park có diện tích khiêm tốn hơn, nối liền nhau.

Green Park nằm ngay sát đại lộ Picaddily sầm uất còn St Jame Park nằm ngay sát cổng vào cung điện Buckingham. Lần đầu tiên tôi đến đây, lúc 11h trưa, tình cờ được xem nghi thức đổi gác với tiếng nhạc và duyệt binh rất ấn tượng. St Jame Park có những vườn hoa nhỏ và một hồ nước nhỏ, nhìn xa xa bạn sẽ thấy vòng quay London Eyes.

Nằm ở vị trí trái tim của thành phố, khi vừa bước ra khỏi không gian yên bình của công viên, đi dạo những con phố xung quanh công viên, bạn sẽ thấy những tòa nhà bằng đá màu xám cổ kính, đi tới khu giao lộ Picaddily với tấm biển quảng cáo khổng lồ và tượng thần tình yêu Eros, để hòa mình vào cuộc sống sôi động của London.

4. Richmond Park

Richmond là công viên lớn nhất trong 8 công viên hoàng gia tại London, nằm ở phía Tây thành phố, mất gần 1 giờ đi tàu từ trung tâm London. Khi xuống bến tàu, trước khi vào công viên, chúng tôi bắt xe bus để vào cửa công viên, đi qua một khu phố xinh xắn với những ngôi nhà mái gỗ cổ kính và những cửa tiệm nhỏ xinh.

Điểm đặc biệt của Richmond đó là công viên được coi như một khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia. Tôi có thể tận mắt trông thấy những đàn hươu đang chạy ngay trước mặt mình. Khi tới đây, mọi người luôn được cảnh báo tránh xa đàn hươu, đặc biệt từ tháng 5 đến tháng 7 là mùa sinh sản của đàn hươu bởi du khách có thể không may bị đàn hươu tấn công.  Richmond park đặc trưng bởi những đồng cỏ nhấp nhô, khu ao hồ rất hoang sơ, vườn hoa Isabella Plantation nằm giữa công viên và những con suối nhỏ.

5. Hampstead heath

Không nằm trong số những công viên hoàng gia, nhưng Hampstead Heath là một trong những không gian dành cho cộng đồng được yêu thích nhất ở London. Nằm cách trung tâm thành phố khoảng 6 dặm về phía bắc, Hampstead Heath được ví nhưng một hòn đảo nhỏ, nơi có cuộc sống ngoại ô thanh bình và là nơi sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã. Bởi cả Richmond và Hampstead đều nằm xa trung tâm thành phố, nên mỗi lần đến đây, tôi có đó là một chuyến đi dã ngoại xa có chuẩn bị đồ ăn trưa hơn là một cuộc dạo chơi thư giãn như ở Hyde park, Regent park và Green park.

Không giống với các công viên khác với những quãng đường bê tông bằng phẳng và khá dễ chịu, dạo quanh Hampstead Heath chủ yếu tôi phải leo những đoạn đồi, và khi lên trên cao tôi có thể ngắm được toàn cảnh London.  Tôi  thích Hampstead Heath không chỉ bởi công viên rộng mới mà còn bởi khu phố cổ kính rất xinh và quán Pub cổ Holly Bush đẹp như ngôi nhà trong truyện cổ tích.

Trước đây, tôi chẳng thể tin được rằng mình có thể tìm thấy những nơi thực sự yên tĩnh, hoang sơ, trong lành và yên bình đến như vậy ở ngay giữa trung tâm thủ đô mà cuộc sống luôn hối hả, náo nhiệt. Và cũng còn rất nhiều những công viên khác mà tôi phải dành cả một năm để khám phá.

Bạn bè hay hỏi khi rời London, điều gì khiến tôi nhớ nhất. Sống ở London rất khác với một vị khách ngao du. Nếu như tới London để du lịch hay công tác ít ngày, chắc tôi chẳng thể dành thời gian cả một ngày để lang thang giữa những công viên rộng lớn. Những điều tuyệt vời ở London, chắc tôi kể mãi sẽ chẳng hết, nhưng chắc chắn tôi sẽ nhớ sắc màu rực rỡ của những công viên, xanh ngắt mỗi mùa hè, vàng rực mối mùa thu và hồng thắm sắc hoa đào khi xuân đến. Tôi sẽ nhớ những ngày lang thang ngồi trên bãi cỏ ăn cây kem mát lạnh ngọt lịm, nhớ những ngày hè cùng hội bạn picnic tận hưởng những ngày nắng ít ỏi ở xứ sở sương mù, nhớ những buổi trưa cùng cô bạn thân học cùng lớp ra Regent park ăn trưa, nhớ những ngày chẳng có kế hoạch gì nhưng chỉ cần tìm một ghế đá ngồi đọc sách và ngắm nhìn cuộc sống thường nhật ở London, nhìn mãi màu xanh mướt này cũng đủ thấy vui. Công viên là nơi đủ yên tĩnh để người ta tìm đến khi muốn được ở một mình và đủ ồn ào để không cảm thấy cô đơn.

Bài viết: Nguyễn Phương Anh – Học giả Chevening 2018/2019

Ảnh: Nguyễn Phương Anh – Học giả Chevening 2018/2019

[Chevening Orientation 2019] Ra biển lớn cùng Chevening

[Chevening Orientation 2019] Ra biển lớn cùng Chevening

Tháng mười hàng năm là một dịp rất đặc biệt đối với các học giả Chevening, khi gần 1800 học giả từ khắp nơi trên thế giới cùng tụ họp tại trung tâm hội nghị triển lãm ExCeL, London để tham gia Chevening Orientation. Đó 

[Chia sẻ] Săn Học bổng du học (P3 – kết thúc): “Nồi nào úp vung đấy”

[Chia sẻ] Săn Học bổng du học (P3 – kết thúc): “Nồi nào úp vung đấy”

Chuyện thành – bại khi săn học bổng (và chuyện du học nói chung) phụ thuộc rất lớn vào chuyện bạn tìm được lựa chọn phù hợp với bản thân mình. Đọc tiếp để tìm hiểu cụ thể nhé! 1. Bạn nên nộp nhiều học 

Những người “Con gái bà Triệu thế kỷ 21”* đưa hình ảnh Việt Nam ra thế giới

Những người “Con gái bà Triệu thế kỷ 21”* đưa hình ảnh Việt Nam ra thế giới

Những người “Con gái bà triệu thế kỷ 21”* đưa hình ảnh việt nam ra thế giới

Một năm sống ở London – đối với nhiều người, sẽ là cơ hội để được gặp gỡ với rất nhiều người nổi tiếng, những chính trị gia, những nhà khoa học, những ngôi sao điện ảnh, thời trang… hàng đầu thế giới. Còn đối với tôi, một trong những trải nghiệm đầu tiên và vô cùng đáng nhớ tại đây lại là được gặp gỡ, được lắng nghe câu chuyện và chia sẻ của những người “Con gái Bà Triệu thế kỷ 21” – những người phụ nữ đã có nhiều đóng góp cho xã hội, cũng như đã góp phần quảng bá hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Họ là những người trực tiếp tham gia và làm nên thành công cho buổi “Panel Discussion: Vietnam – A story of Opportunity, Development and Potential “ (tạm dịch là buổi thảo luận về chủ đề “Việt Nam – Câu chuyện về Cơ hội, Phát triển và Tiềm năng”), tổ chức vào ngày 02/10/2019 tại The South Bank Center. Sự kiện do Mạng lưới hữu nghị Việt Anh tổ chức với sự tham gia của hàng trăm chuyên gia về các lĩnh vực khác nhau như tài chính, kinh tế, kỹ thuật, truyền thông, y tế, giáo dục… đến từ cả 2 nước, Anh và Việt Nam.

(Ảnh minh họa 1: Sự kiện được tổ chức ngày 02/10/2019 cạnh London Eye)

Nếu không tham gia sự kiện này chắc tôi sẽ không thể nào biết được có những người phụ nữ vẫn đang miệt mài quảng bá nền kinh tế Việt Nam với bạn bè quốc tế. Chị Phạm Bảo Hà, thành viên Ủy Ban Việt Nam-UK đã có phần mở màn ấn tượng với những  hình ảnh, con số thống kê, thực tế và cơ hội của nền kinh tế Việt Nam khiến bạn bè quốc tế phải thán phục. Tỷ lệ lao động nữ của Việt Nam thuộc một trong những nước cao nhất thế giới với 73%. Với tăng trưởng GDP tăng 7.1% so với năm trước, nền kinh tế Việt Nam hứa hẹn đang vươn lên mạnh mẽ trong khu vực. Và một trong những đóng góp quan trọng đó, không thể không kể đến vai trò của những người phụ nữ.

Hai diễn giả chính của buổi tọa đàm hôm đó là bà Irene Ohler, đồng tác giả cuốn sách “Con gái Bà Triệu thế kỷ 21”*phác họa về 20 người phụ nữ Việt Nam với những dấu ấn riêng biệt, cùng với chị Thao Griffith hiện đang là Cố vấn chính sách cho Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại Hà Nội. Hiếm có người phụ nữ nước ngoài nào lại có góc nhìn mới mẻ và ấn tượng sâu sắc về hình ảnh những người phụ nữ Việt Nam như bà Irene Ohler. Theo bà, điều ấn tượng nhất về những người phụ nữ Việt là nghị lực, và sự cố gắng không mệt mỏi trong cuộc sống cũng như trong con đường tìm kiếm hạnh phúc của bản thân mình.

Chị Thao Griffith- cũng là một nhân vật tiêu biểu trong cuốn sách của Irene Ohler. Tôi đặc biệt ấn tượng với sự tự tin trong cách chị trình bày và câu chuyện mà chị chia sẻ. Sinh ra ở tỉnh miền núi Hà Giang, tuy nhiên điều đó không làm cản trở khao khát được học tập và phát triển quê hương của chị. Chị đã giành được học bổng Fulbright và đảm nhận những vị trí đầy thách thức ở độ tuổi còn rất trẻ. Ở chị, tôi tìm thấy một niềm tin rằng mình hoàn toàn có thể làm được những điều mà bản thân tưởng chừng như không thể.

“Think bigger themselves” là cụm từ được nhắc đến trong buổi tọa đàm ngày hôm đó khi nói về những người phụ nữ Việt Nam hiện đại. Tôi trở về nhà với niềm tự hào và một niềm hy vọng rằng một ngày nào đó mình cũng có thể đóng góp cho nền kinh tế Việt Nam như những thế hệ đi trước đã làm.

Cho đến bây giờ, tôi vẫn nhớ như in cảm giác rưng rưng khi bài hát “Hello Việt Nam”, cùng với hình ảnh của những người lao động, nụ cười và vẻ đẹp Việt Nam, hiện lên bên cạnh London Eye – biểu tượng của London, một trong những trung tâm kinh tế tài chính toàn cầu.

Tâm Bùi & Linh Luyện

London, 18/10/2019

*“Con gái Bà Triệu thế kỷ 21” là tiêu đề cuốn sách cùng tên phác họa về 20 người phụ nữ Việt Nam với những dấu ấn riêng biệt của tác giả Irene Ohler và Đỗ Thùy Dương, được xuất bản cả tiếng Anh và tiếng Việt.

Tâm Bùi là học giả Chevening khóa 2019/2020, ngành Thạc sĩ Khoa học Phát triển tại SOAS, University of London.

Linh Luyện là học giả Chevening khóa 2019/2020, ngành Thạc sĩ về Doanh Nghiệp Hợp Tác và Sáng Tạo tại University College London.