Tag: Chevening Scholarship

Những người “Con gái bà Triệu thế kỷ 21”* đưa hình ảnh Việt Nam ra thế giới

Những người “Con gái bà Triệu thế kỷ 21”* đưa hình ảnh Việt Nam ra thế giới

Những người “Con gái bà triệu thế kỷ 21”* đưa hình ảnh việt nam ra thế giới Một năm sống ở London – đối với nhiều người, sẽ là cơ hội để được gặp gỡ với rất nhiều người nổi tiếng, những chính trị gia, 

How I won the Chevening Scholarship (and How you can, too), Part 1: Building a Profile

How I won the Chevening Scholarship (and How you can, too), Part 1: Building a Profile

In July 2019, I was honored to receive the Chevening Scholarship to get my Master’s Degree in Digital Media, Culture and Society at the University of Brighton, UK. If you don’t know, Chevening is a prestigious scholarship funded by the UK Foreign and Commonwealth Office. Every year for the past 

TÔI ĐẾN LONDON ĐỂ HỌC VÀ…ĐỂ SỐNG [University of Westminster]

TÔI ĐẾN LONDON ĐỂ HỌC VÀ…ĐỂ SỐNG [University of Westminster]

Khi quyết định học ở London, nhiều người nói với tôi rằng London quá ồn ào, London quá phức tạp và London quá mất tập trung để đi học. Tôi chỉ cười và trả lời rằng “Nếu ai đó thấy chán London, thì tức là người ấy đã chán sống, bởi tất cả những gì cuộc đời này trao tặng đều có thể được tìm thấy ở London”.

Sáu tháng ở London, một nửa hành trình Chevening, tôi vẫn nhìn thành phố sống động này bằng con mắt tò mò, bởi London chưa bao giờ hết những điều mới mẻ và thú vị. Chương trình thạc sĩ cũng đã gần đi hết học kỳ 2, và thật lạ, dù Westminster Marylebone campus thật nhỏ bé giữa con phố đông đúc trung tâm London, đôi khi tôi vẫn đi lạc khi đi tìm lớp học.

Khi còn nhỏ, khi mơ về một ngày nào đó sẽ đi du học, tôi vẫn thường tưởng tượng những tòa nhà cổ có những cửa kính lớn trang trí hoa văn cầu kỳ như những tòa lâu đài trong truyện cổ tích, những giảng đường dốc thoải và những thư viện tráng lệ với những giá sách gỗ màu nâu như trong trường phù thủy Hogwarts. Tôi nghĩ mình như Harry Potter ngồi sưởi nắng trên thảm cỏ xanh mượt trong khuôn viên trường rộng lớn. Thế rồi, khi đến University of Westminster, tôi như tỉnh dậy khỏi giấc mộng dài để bước vào một thực tại nhưng cũng không kém phần thi vị.

Học kỳ đầu tiên của tôi bắt đầu vào năm 2018, đúng dịp University of Westminster kỷ niệm 180 năm ngày thành lập. Không có những tòa nhà tráng lệ như những tòa lâu đài, Westminster vẫn cổ kính với dấu ấn của trường đại học bách khoa đầu tiên của vương quốc Anh. Trường có 4 khu học xá tách biệt. Trong đó, 3 khu học xá Regent, Marylebone và Cavendish nằm ngay trong trung tâm London và Harrow nằm xa trung tâm tầm 20 phút đi tàu.

Regent là campus đầu tiên của trường, nằm ngay tại khu phố sôi động nhất London – Regent street, ngay sát khu mua sắm sầm uất với những cửa hiệu lấp lánh. Regent Campus mang hơi thở của cuộc sống thành thị đầu thế kỷ 19. Lần đầu tiên đến Regent Campus, tôi bị cuốn hút những bức tường ốp gỗ nâu nhuộm màu thời gian, những bức tranh tường kiểu cổ điển và 2 cây đàn piano cổ trên bục giảng.

Khu học xá Regent nhìn từ ngoài vào.

Điều không thể không nhắc tới khi đến Regent Campus đó là rạp chiếu phim cổ Regent Street Cinema, rạp chiếu phim đầu tiên của nước Anh được xây dựng vào năm 1848. Đây cũng được coi là nơi khai sinh của nền điện ảnh Anh Quốc và hiện được điều hành bởi trường đại học Westminster.

Rạp chiếu phim cổ Regent Street Cinema.

Khác với Regent Campus, Westminster Cavendish Campus nằm trong khu dân cư tên là Marylebone Village. Đây là một trong những điểm quen thuộc trên instagram bởi vẻ đẹp kiêu sa của những ngôi nhà có cánh cửa gỗ đủ màu sắc và những chậu hoa rực rỡ nơi hiên nhà. Nếu như bạn thấy London xô bồ, ồn ào và đông đúc thì khi bước vào khu phố xinh đẹp này, sự bình yên nhẹ nhàng ùa đến khiến bạn chỉ muốn bước thật chậm để ngắm nhìn và cảm nhận một London thật giản dị, đậm chất thơ. Bên ngoài Cavendish Campus có một sân nghệ thuật sắc đặt bằng thép mà nhìn mãi tôi cũng chẳng hiểu ý nghĩa của chúng, chỉ biết rằng Westminster nổi tiếng về các ngành sáng tạo, và đã là nghệ thuật thì đâu phải ai cũng có thể hiểu.

Sân nghệ thuật đặc sắc bằng thép bên ngoài Cavendish Campus.

Nếu như tôi thích Regent campus bởi vẻ đẹp cổ điển của nó, thì cậu bạn tôi học ngành Chính trị ở Regent lại nói thích Marylebone Campus – nơi tôi học, bởi nó rộng rãi và tiện nghi. Marylebone Campus nằm ở đầu phố Baker Street, con phố nổi tiếng bởi ngôi nhà của Sherlock Holme và bảo tàng tượng sáp Madame Tussauds, gần công viên Regent Street. Thỉnh thoảng giải lao, tôi với cô bạn hay ra Regent street ngồi ăn và ngắm nhìn màu xanh đến mát cả mắt nơi này.  Có 2 nơi tôi ưng nhất ở Marylebone Campus là nhà ăn và thư viện. Tôi vẫn thường ngồi ăn trưa ngước nhìn lên mái nhà bằng kính ở nhà ăn để thấy bầu trời xanh thật xanh những ngày nắng hoặc những hạt nước nhảy múa trên mái nhà trong suốt những ngày mưa. Dù Marylebone campus không có những thư viện như Hogwarts nhưng cũng khiến tôi mê mẩn và ở đó cả ngày. Tôi thích ngồi trên ghế sô pha thành cao như nhốt mình trong một thế giới riêng, nhìn ra con phố phía sau trường qua bức tường bằng kính và vùi mình trong những cuốn sách.

Harrow, khu học xá rộng nhất dành cho các ngành sáng tạo như thiết kế thời trang, báo chí, phim ảnh và âm nhạc được ưu ái với khuôn viên rộng lớn nằm ở ngoại ô phía Tây Bắc London. Khác biệt – đó là điều nổi bật nhất khi bước chân vào campus này. Không giống như 3 khu học xá ở trung tâm, Harrow trẻ trung, sôi động, nơi của cá tính, phong cách và những ý tưởng táo bạo. Dù xa trung tâm thành phố, sinh viên ở Harrow cũng tự biến khu học xá thành chốn “giải trí” bằng những bữa tiệc âm nhạc, những buổi party quẩy tới bến trong bar của trường do sinh viên chuyên ngành âm nhạc tổ chức hay những buổi triển lãm, sàn diễn của sinh viên ngành thời trang. Cũng chẳng lạ gì khi bắt gặp một cô nàng tóc hồng rực hay một fashionista đi trong sân trường. Và biết đâu đấy, cậu bạn tóc nửa xanh nửa đỏ tôi gặp ở sân trường một ngày nào đó sẽ trở thành Christopher Paul Bailey (chủ tịch Burberry – Alumni của trường).

Cầu thang với tông màu hồng táo bạo ở khu học xá Harrow.

Học ở Anh, có những điều tuyệt vời hơn những gì tôi đã từng kỳ vọng. Tôi vẫn đi bộ đến trường. Trên đường đi học, tôi đi qua nhà ga cổ St Pancras, thư viện British Library, nhà thờ, Tháp BT Tower của đài BBC, công viên Regent Park, bảo tàng Madame Tussauds. Tôi thích không khí của London mỗi sáng sớm, nhìn dòng người đi bộ hối hả ngược xuôi, nghe bài hát về London tôi thích nhất qua tiếng đàn Guitar cùng giọng hát ấm áp của Ralph McTell

So, how can you tell me you’re lonely?

And say for you that the sun don’t shine?

Let me take you by the hand and lead you through the streets of London

I’ll show you something to make you change your mind”

Lớp tôi chỉ có 22 người. Có lẽ ngành tôi học khá lạ nên cứ mỗi lần tôi giới thiệu mình học Quản trị Hàng không, các bạn lại “Wow”, có cậu bạn còn giơ tay lên trời khua qua khua lại. Lớp nhỏ nên tôi cũng chẳng được học trong những giảng đường dốc. Tôi là một trong 2 đứa da vàng tóc đen duy nhất trong lớp, còn lại chủ yếu các bạn đến từ châu Âu, một vài bạn châu Phi. Cũng vì lớp nhỏ, nên chúng tôi thân khá nhanh, cứ học hết 1 môn, cả lớp lại rủ nhau đi uống ở Pub gần trường. Hồi ở nhà, mỗi lần bạn rủ đi Pub tôi lại chạy cho lẹ. Pub ở Anh là một trải nghiệm khác. Tôi thậm chí còn thích không khí thân mật mà ấm áp, không hề ồn ào, thích cái cảm giác cầm cốc bia say nồng hơi men mà thơm ngậy và nhìn người London đi xả stress sau tuần làm việc dài.

Không chỉ là thư viện ngập tràn những cuốn sách, tạp chí chuyên ngành hay dàn máy tính đời mới đủ các phần mềm update nhất, sự hỗ trợ của nhà trường dành cho sinh viên cũng khiến tôi bất ngờ. Không khi nào chúng tôi thiếu một chỗ để học, bởi thư viện luôn sẵn sàng phòng học với bảng và máy chiếu hỗ trợ cho sinh viên làm việc nhóm hay đặt phòng học riêng. Hồi mới đến, tôi thường đăng ký các khóa học bổ trợ kỹ năng ngôn ngữ học thuật và phương pháp học tập. Trước khi nộp bài tập, sinh viên cũng có thể đặt 1 cuộc hẹn 45 phút với giáo viên hỗ trợ để thầy cô đọc, cho ý kiến và giúp sửa bài về mặt cấu trúc, ngôn ngữ. Nếu như ngày nào bạn thấy stress vì chuyện học, nhà trường có một nơi để tư vấn tâm lý cùng các khóa học Yoga và mindfulness.

Tôi cũng không khỏi bất ngờ về quyền lực của tấm thẻ sinh viên mình có. Ngoài việc việc chạm thẻ để ra vào khu học xá và điểm danh mỗi giờ học, Student ID còn là tài khoản để sinh viên hưởng các ưu đãi như Amazon Student Prime, đăng nhập vào các trang học trực tuyến và hưởng chiết khấu khi mua sắm tại một số cửa hàng dành cho sinh viên. Sinh viên quốc tế của UK, còn có cơ hội tham gia HostUK, đến nhà 1 một người bản xứ ở Anh để trải nghiệm cuộc sống địa phương nhân các ngày lễ hoặc dịp cuối tuần. Nếu là sinh viên trường Westminster hoặc là Chevener bạn sẽ được miễn phí khi đăng ký tham gia chương trình.

Các trường đại học ở London cũng đều có các Open Lecture vào cửa tự do, nếu gặp chủ đề quan tâm, mọi người đều có thể đăng ký tham dự. Nếu một ngày nào đó chán không gian thư viện trường, tôi vẫn thường ra British Library hoặc Welcome Collection gần nhà để học bài với một không gian hết sức hàn lâm. Những chiều nắng, tôi thích đi dạo trong công viên hoàng gia, hít thở không khí trong lành, ngồi bãi cỏ ăn một cái bánh ngọt và đọc sách.

London cũng nổi tiếng với những bảo tàng, các phòng trưng bày đi mãi cũng chẳng bao giờ hết. Đó đúng là kho báu của tri thức đẹp và đầy những điều kỳ diệu. Nếu một ngày muốn đổi gió cho những hoạt động giải trí, tôi có thể đặt vé xem những buổi Opera và nhạc kịch miễn phí do sinh viên các trường nghệ thuật tại London như Học viện âm nhạc hoàng gia, Học viện nghệ thuật Trinity Laban biểu diễn…  Không chỉ đến London để học, London với tôi là nơi để sống. “Sống” nghĩa rộng như để trải nghiệm những điều mới lạ, để thưởng thức, cảm nhận cuộc sống, để bận rộn, để buồn để vui, và để là một phần của nơi ấy. Càng ở London lâu, tôi lại càng phải gật gù “tất cả những gì cuộc đời này trao tặng đều có thể được tìm thấy ở London”.

Tôi còn nhớ câu nói của diễn giả trong ngày Chevening Orientation “One year will fly before you recognize it. So, make every minutes of it”. Học thạc sĩ ở Anh, 180 tín chỉ gói gọn trong 1 năm thay vì 2 năm như ở các nước khác, một năm học như một cuộc chạy nước rút. Nhưng chính sự gấp gấp ấy khiến tôi quý trọng hơn từng khoảnh khắc trong một năm mình có. Chúng tôi thường đùa nhau rằng, sau khi học ở Anh chắc chắn kỹ năng được cải thiện nhiều nhất là quản lý thời gian và lên kế hoạch. Học nhanh là thế nhưng nước Anh và Châu Âu đẹp thế này sao thể thờ ơ.

Sáu tháng, chưa một giây phút nào tôi hối hận khi đã chọn Westminster và chọn London. Westminster là lựa chọn duy nhất để tôi vừa có thể học ngành Quản trị hàng không mà tôi muốn vừa có thể được là một phần của cuộc sống trung tâm London sống động. Có lẽ tôi si tình với thành phố quá. Tôi yêu mọi thứ mình nhìn thấy, dù ai có chê London thế nào, dù tôi cũng từng bị móc mất ví ngay tháng đầu tiên ở London, dù có đi đến đâu thì London vẫn chiếm vị trí vững trãi trong tôi không thể thay đổi.

Sáu tháng ở London, tất cả những gì tôi trải nghiệm đều là những lần đầu tiên. Tôi đã ngắm nhìn thành phố này với đôi mắt mở to, chụp thật nhiều ảnh để ghi lại từng khoảnh khắc, và đón nhận mọi thứ dù buồn hay vui, dù nắng vàng tươi hay mây xù xám xịt, dù vĩ đại hay nhỏ bé, dù lấp lánh hay xù xì xấu xí … với trái tim rộng mở, không phán xét, không chê bai. Một cách tự nhiên, tôi khám phá mọi điều chỉ để làm đầy hành trang của mình. Nếu London chỉ là một nơi để ghé qua, để nhìn ngắm những biểu tượng trứ danh, người ta sẽ chẳng thể hiểu hết London, chẳng thể biết những ngõ ngách, những con phố xinh đẹp chưa một lần xuất hiện trong quảng cáo du lịch. Một năm ngắn thật, nhưng khi sống hết tôi từng khoảnh khắc ở nơi đây, tôi chắc chắn rằng đó là một năm rực rỡ nhất, để sau này dù có một quãng đường rất xa rồi ngước nhìn lại tôi sẽ vẫn thấy London là mảnh ghép ấy sáng lấp lánh nhất trong ký ức của mình.

Bài viết: Nguyễn Phương Anh – Học giả Chevening 2018/2019

Hình ảnh: Nguyễn Phương Anh – Học giả Chevening 2018/2019

MÓN NGON NƯỚC ANH

MÓN NGON NƯỚC ANH

Nước Anh vốn có nhiều tai tiếng về ẩm thực, bạn cứ thử hỏi tất cả những ai đã từng có thời gian sinh sống ở Anh thì rõ, chắc chắn sẽ không ai khen đồ ăn ở xứ này ngon. Tuy nhiên, gạn đục 

THANK YOU, LONDON

THANK YOU, LONDON

Tôi theo học tại trường chuyên ngành nghệ thuật và công nghiệp sáng tạo  tại khu vực Đông Nam London, nơi mà tôi luôn khoe khoang là “the coolest part of the city”. Theo báo cáo của thành phố, Đông Nam London là một khu 

8/3 Ở XỨ SƯƠNG MÙ – TUYẾT MÀU TRẮNG VÀ SOCOLA MÀU ĐEN

8/3 Ở XỨ SƯƠNG MÙ – TUYẾT MÀU TRẮNG VÀ SOCOLA MÀU ĐEN

Hãy cùng làm tách trà nhâm trì trải nghiệm 8/3 của bạn Phương Anh – Chevener năm nay nhé. Có những chuyến đi đến bất ngờ nhưng hằn sâu mãi trong ký ức chúng ta, gợi nhớ về một thời còn trẻ và sẵn sàng cho mọi thử thách.

——————————–

Hôm 8/3, anh bạn nhắn tin hỏi “8/3 có hoa không em”. Tôi buồn cười nhắn lại “Snow flower, too much snow flower”.

UK kỷ niệm 8/3 theo một cách rất khác ở VN, chẳng mấy ai tặng hoa, tặng quà ngày đó cả. Cũng tình cờ, tôi lại tự tặng cho mình một trải nghiệm, câu chuyện để kể, để nhớ về cái trò “nghịch dại nhất từ bé đến giờ”.

Đến giờ tôi cũng chẳng hiểu sao tôi lại nhận lời đi Fort William với anh chị Chevening để leo lên đỉnh núi cao nhất UK-Ben Nevis. Trong những tiểu thuyết hay phim lãng mạn tôi thích như Notting Hill, Me before you, Kiêu hãnh và định kiến, nhân vật nam chính hay tên là William. UK còn có hoàng tử William nữa chứ. Vậy nên, cứ mỗi lần nhắc đến William trái tim tôi lại “rộn ràng” khó tả.

Đến hôm chính thức để tâm đến việc chuẩn bị đi, tôi nhìn vào google map mới hoảng loạn. Fort William cách London cả một gang tay. Xa quá xa. Trước khi đi, anh chị nói tập thể lực trước vì leo núi khá vất vả. Tôi cũng thử đứng lên ngồi xuống 20 cái, xong thì ê ẩm toàn thân hết cả tuần. Rồi mọi người lại gửi tin dự báo thời tiết, gì mà -20 độ C. Tôi lại còn vướng lịch học kẹp 2 tuần đầu chuyến đi. William này không được lãng mạn cho lắm. Tôi bắt đầu thấy chùn, lười và sợ. Nhưng cũng vì cái thể diện, đâm lao phải theo lao, tôi đặt vé tàu, đi mua áo ấm và găng tay chống tuyết.

Ngày lên đường, London lên đèn dưới cơn mưa xuân nặng hạt. Chuyến tàu đêm kéo dài 13 tiếng dọc chiều dài nước Anh đưa “Harry Porter” rời London náo nhiệt đến vùng núi cao xa xôi Fort William. Tôi gặp mọi người khi tàu tạm dừng ở Edinburgh lúc 4h sáng. Rồi sau đó, con tàu bắt đầu đi lên cung đường quanh co sườn núi, vùng cao nguyên Scoland hiện lên hùng vĩ dưới bình minh. Tôi tỉnh giấc rồi cứ ngồi đó nhìn ra những bông tuyết trắng xóa bay vút qua cửa sổ tàu. Sống ở đất nước “nhiệt đới gió mùa”, chủ yếu là nóng, tôi vẫn mong ước được thấy tuyết trắng xóa. Tôi còn ghen tị với các bạn Chevening khác post ảnh tuyết rơi dày đặc, còn tôi ở trung tâm London tuyết rất hiếm, nếu có rơi thì chỉ lất phất, li ti. Tuyết trên cao nguyên Scotland hôm ấy đẹp đến mê mẩn.

Những bông tuyết trắng xóa bên khung cửa sổ tàu

Tàu dừng bến cuối khi trời đang mưa. Fort William là thị trấn nhỏ với những ngôi nhà gỗ trắng xinh xắn vắt vẻo bên những con đường dốc thoải quanh co. Thị trấn nằm bên hồ lớn, xa xa thấp thoáng những đỉnh núi tuyết trắng sừng sững. Đi dạo trong thị trấn dưới trời mưa xuân lất phất, cái lạnh thoáng qua trên má khiến tôi nhớ những ngày ở Đà Lạt. Chúng tôi check in vào căn Airbnb rất rộng. Điều khiến tôi thích nhất là tầng áp mái, có ban công, cửa kính lớn nhìn hướng ra hồ rộng mênh mông, có giá sách to và nhiều ghế sô pha. Chúng tôi “rã đông” bằng cà phê nóng, ngồi đọc sách và nghe album của Celine Dion.

Thị trấn nhỏ với những ngôi nhà gỗ trắng xinh.

Chiều muộn, bạn hướng dẫn tour đến kiểm tra đồ đạc, quần áo, đưa chúng tôi đi thuê giày và dặn dò cho chuyến đi ngày hôm sau. Chúng tôi có chút lo lắng bởi dự báo thời tiết ngày mai mưa, khá xấu. Do tối chơi bài bị thua, tôi là 1 trong 4 đứa phải dậy chuẩn bị đồ ăn sáng và đồ ăn trưa mang đi. Qua cửa sổ nhà bếp, tôi nhìn thấy nắng sớm ửng vàng chiếu rọi màu trời xanh nhạt trên đỉnh núi tuyết trắng xóa phía xa. Tôi bảo anh chị nắng rồi, mọi người bảo “trộm vía, nói nữa mưa xuống bắt đền”.

9h sáng, hành trình lên đỉnh núi Ben Nevis bắt đầu. Đoạn đầu tiên khá dễ thở. Tôi thích nhất mỗi lần dừng chân ngước lên trời thấy nắng vàng thênh thang trên bầu trời xanh thẳm.

Nắng thêm thang trên bầu trời xanh thẳm.

Đi được 1/4 chặng đường, tuyết bắt đầu bay nhẹ. Anh bạn đi cùng bảo “Phương Anh cầu được ước thấy nhé, tuyết của em kìa”. Tôi thử cái trò mà em cùng nhà bảo, há mồm ra để tuyết chạm vào đầu lưỡi xem có giống ăn kem không. Tôi bắt đầu nhìn thấy những nhúm tuyết nhỏ rải rác trên đường, rồi đến những thảm tuyết mỏng và càng lên cao tuyết càng dày lên cho đến khi đôi giày của tôi ngập trong tuyết.

Sức đuối, tôi bắt đầu mệt lừ đừ. Đôi giày đi tuyết nặng trịch, cứng đờ khiến chân chẳng muốn bước tiếp. Xung quanh một màu trắng xóa, tôi chỉ còn nghe thấy tiếng gió rít, tiếng những hạt tuyết lộp bộp tạt vào áo khoác và tiếng thở của chính mình. Mà đó là đá cục chứ chẳng còn là bông tuyết nữa. Có một nỗi khổ chắc chỉ những đứa cận mới hiểu là khi tôi đeo khẩu trang để giữ ấm mũi và miệng, kính của tôi mờ đi vì hơi nước, tôi đành bỏ kính cận và chấp nhận đi không có kính. Rồi gió vẫn thổi, có đoạn gió mạnh, hạt tuyết va vào gò má tê cóng đau rát và bay vào mắt cay xè.

Tôi tự trách mình “Mình đang làm cái quái gì thế này? Tại sao lại rời London yên ấm để tự hành xác thế này nhỉ? Mà sao tôi lại đầu tư nhiều tiền và thời gian cho một chuyến chẳng có trong kế hoạch của mình khi đến UK?”… Giữa những suy nghĩ linh tinh, ông anh đi trước quay lại nói với tôi “Cố lên, Chevening còn đỗ được”. Tôi phì cười “uhm, Chevening đỗ rồi thì làm gì tiếp. Tôi tiêu tiền nữ hoàng chẳng nhẽ lại chỉ làm những việc tôi vẫn làm như khi ở Hà Nội”. Ít ra lúc đó, tôi chợt nhận ra một cái tôi thật khác, khác nhất sau 6 tháng đặt chân đến UK.

Chúng tôi qua các cột mốc rồi dừng lại để nghỉ 1 phút, không nghỉ lâu vì sẽ không kịp quay về trước khi trời tối. Cứ đến một đoạn nghỉ, chân tôi lại khụy xuống ngồi trên tuyết vì quá mỏi. Chẳng biết ngoài trời bao nhiêu độ, người tôi nóng bừng.

Đến khi tôi mệt lắm rồi, cô bạn đi cùng cho tôi một thanh socola ăn để lấy sức. Đó là thanh socola ngon nhất tôi từng ăn. Nó cứng đơ trong cái lạnh âm độ C giữa sườn núi tuyết, nhân caramen ngọt lịm dẻo quẹo bọc trong lớp socola đen thơm lừng phủ lạc bùi bùi giòn tan, còn có cả cái vị tê lạnh của bông tuyết tan dần trên môi tôi. Từ bé mỗi lần bố đi công tác về socola xếp đầy tủ lạnh tôi chẳng bao giờ động đến nhưng chẳng hiểu sao từ khi ở London tôi nghiện Socola. Đặc biệt là sau khi ăn cây kem vị Windsor Castle Chocolate hôm đến thăm cung điện Buckingham, cây kem lạnh mát trong trẻo vị mùa thu ngon đến sửng sốt. Cái cảm giác nhai viên socola chip giòn tan đắng ngắt trước khi kem ngọt lịm mềm mịn tan dần trong miệng khiến tôi thích mê. Và từ đó tôi ăn bánh phải tripple chocolate, mỗi khi có lý do đặc biệt (hoặc không đặc biệt lắm) tôi lại mua kem que phủ socola về ăn. Thanh socola đó thực sự cứu tôi khi tôi chỉ muốn nằm yên một chỗ. Tôi đã thề là khi về tôi sẽ mua nó ăn cho bỏ thèm. Tôi hiểu rằng lúc sắp lăn đùng ra giữa trời không hiu quạnh này thì béo hay gầy có nghĩa lý gì chứ, bạn sẽ chỉ nghĩ làm sao yêu bản thân nhất có thể.

Tuyết ngập đến đầu gối, gió vẫn thổi tuyết bay mù mịt. Nhìn quanh 360 độ, không thể tin nổi tôi đang ở giữa cái khung cảnh mà tôi thỉnh thoảng vẫn thấy trên Discovery Channel. Đầu tôi lại bắt đầu nghĩ đến socola nóng, ngâm bồn nước nóng hay mình sẽ làm 1 nồi lẩu vào tối nay rồi lại nghĩ đến cái đầu gối mỏi nhừ và trận tuyết càng ngày càng nặng. Tôi nhìn thấy đỉnh núi trước mặt. Thật gần. Tôi gần như bò ra lên đường, đi hai bước, dừng thở 10 hơi. Tuyết mềm xốp, giày tôi cứng nặng ngập sâu trong tuyết, bước chân như buộc tạ. Sao mà nhìn ngay kia mà nó xa thế không biết.

Đoạn đường vẫn còn rất xa và gai góc.

Và với tốc độ sánh ngang rùa, cuối cùng tôi cũng lết được lên đỉnh núi. Điều đầu tiên tôi làm là bỏ gậy xuống rồi nằm ra dưới chân cột mốc, ôm cái cục tuyết trắng tinh như ôm cái gối ôm ở nhà. Vừa nằm chưa được một phút, các anh chị lại kéo dậy để chụp ảnh. Ơn trời tôi vẫn đủ sức cho một nụ cười thỏa mãn.

Nụ cười thỏa mãn của cả đoàn trên đỉnh núi.

Chúng tôi ra một góc khuất để ăn nốt gói đồ ăn trưa mang đi từ sáng. Chai nước suối tôi lấy bên đường uống lạo xạo băng lạnh buốt. Nghỉ một lát, chúng tôi lại đi xuống. Nhưng đường về còn tệ hơn đường lên. Thời tiết càng lúc càng xấu, gió mỗi lúc một to cảm giác như có bão. Tôi chỉ ước mình biến thành một quả cầu tuyết và lăn xuống cho lẹ. Có những lúc tôi hoảng sợ khi trời bụi mù mà mắt ko đeo được kính nên tôi không thấy anh chị đi trước. Có lúc tuyết vào mắt cay xè khó lắm mới mở lại được. Có một đoạn gió to quá, tôi hét ré lên và bị ngã bệt xuống tuyết ngồi ôm gối, quay lưng lại để tuyết đập vào lưng thay cho vào mặt. Tóc tô

i tuột ra khỏi mũ đóng đá cứng đơ. Và tệ nhất là có khúc cua, vì sợ trượt xuống dốc, tôi đi sát vào đoạn tuyết dày phía bên trong đường, tuyết lún sâu, khi chân tôi dẫm xuống, ống đồng tôi đập ngay vào hòn đá đau điếng. Nhìn cảnh lúc đó sợ kinh hồn, nhờ ơn trời đất, chỗ tuyết tôi dẫm lên và số những bông tuyết tát vào mặt tôi hôm nay đủ bằng 25 mùa đông qua cộng lại. Thôi thì giấc mơ tuyết trắng thành hiện thực, con cũng chẳng dám ước thêm.

Tuyết ngớt dần khi chúng tôi đi xuống thấp hơn. Khi thấy ánh mặt trời vàng ươm lấm lem trên đỉnh núi màu cỏ úa trước mặt, màu xanh cây cỏ và màu xanh của bầu trời dần thay cho màu tuyết trắng mênh mông, tôi nhẹ cả người. Đi xuống đi qua những dốc đá, tôi thậm chí còn chẳng có ký ức nào về đoạn đường mà sáng nay đã đi qua. Trời xanh trên đầu và đỉnh núi tuyết xa dần phía sau lưng. Chúng tôi xuống chân núi khi ánh chạng vạng bắt đầu buông xuống nhuộm vàng những đồng cỏ xanh ướt đẫm sau cơn mưa.

Năm tiếng để đi lên đỉnh núi và ba tiếng để đi xuống. Tôi nghĩ về rất nhiều điều. Thực lòng vẫn không hiểu tại sao mình lại bắt đầu chuyến đi này. Một chuyến đi có quá nhiều điều xa lạ và trời cho tôi “nghịch” tuyết đã đời. Giờ nghĩ đến tuyết tôi còn rùng mình. Một phút nào đó trên chặng đường lên Ben Nevis, tôi thấy tôi của những ngày xưa, không phải tôi lúc ở văn phòng, không phải bên lò nướng bánh, hay lúc ngồi dạo phím đàn…mà là một câu chuyện rất cũ. Cái hồi ấy, khi ngây ngô, chẳng biết gì, chẳng có gì nhưng luôn nói với bản thân rằng “Tôi sống hết tôi từng khoảnh khắc”.

Người ta sinh ra con trâu để cày, con muỗi để vo ve, và không sinh ra tôi để leo núi tuyết. Lần đầu và tôi tin đó là lần cuối. Nhưng cuộc sống này còn nhiều đỉnh núi khác phải vượt qua. Tôi lại nghĩ đến câu hỏi 8/3 mà nhiều người hỏi đến lạ. Để leo lên đỉnh núi ấy, con gái không cần hoa tươi. Điều tôi cần nhất là lời động viên và một thanh socola đen đắng ngắt để có thêm năng lượng đi qua những con đường tuyết lạnh trắng xóa.

Sáng chủ nhật, chúng tôi còn định đi cao nguyên Glen Coe nhưng chân đau rã rời, nên dành 1 ngày lười biếng dậy muộn, ăn sáng no nê và cà phê đến khi lên tàu về nhà.

Đoàn chinh phục Fort William.

20h 10/3/2019
Kỷ niệm tròn 6 tháng đặt chân đến nước Anh.

Bài viết: Nguyễn Phương Anh – Học giả Chevening 2018/2019

Link bài gốc: https://callmeviolet.com/uk-diary-thu-thach-ngay-8-3-chinh-phuc-ben-nevis/

Hình ảnh: Nguyễn Phương Anh – Học giả Chevening 2018/2019