Author: Chevening in Vietnam

Trải nghiệm Học tập và Thực tập tại Anh của Thầy giáo Trường Y – Học giả Chevening Nguyễn Ngọc Minh

Trải nghiệm Học tập và Thực tập tại Anh của Thầy giáo Trường Y – Học giả Chevening Nguyễn Ngọc Minh

Nguyễn Ngọc Minh, học giả Chevening ngành Cardiovascular Health and Rehabilitation (Sức khỏe Tim mạch và Phục hồi Chức năng) tại Đại học Chester, là một trong số những học giả Việt Nam tiêu biểu được trao học bổng Chevening năm học 2019 – 2020. 

How I won the Chevening Scholarship (and How you can, too), Part 3: Interview Tips

How I won the Chevening Scholarship (and How you can, too), Part 3: Interview Tips

This is Part 3 of my series on tips to apply for the Chevening Scholarship sponsored by the UK Foreign and Commonwealth Office. Make sure to read Part 1: Building a Profile and Part 2: Writing your essays first. Hello, friends! I have resurfaced after a few months of 

Đón tết xa nhà cùng các Cheveners

Đón tết xa nhà cùng các Cheveners

Tết xa nhà, tạm xa không khí  sum họp gia đình như ở Việt Nam, những buổi học vẫn diễn ra, những bài luận vẫn cần phải nộp, nhưng không vì thế mà ở UK không có Tết.

Hãy cùng xem các học giả Chevening đã đón Tết năm nay như thế nào nhé?

Tháng 2 năm 2019

Tôi rời London lên chuyến tàu chuẩn bị một tour xuyên tết York – Leeds – Nottingham. Chúng tôi đã thống nhất với nhau, Chevening năm nay sẽ có 2 đầu cầu đón tết, một ở London (phía Nam) và một ở Leeds (phía Bắc).

Sáng hôm ấy, ở London, mọi người cùng đi China Town để mua đồ, rồi về nhà nấu ăn. Tết vẫn có bánh chưng, thịt kho trứng, nem rán. Đơn giản thôi, nhưng ấm cúng. Đó là lần đầu tiên mấy đứa tự mày mò, tự tìm cách kho thịt, pha nước chấm. Có lẽ xa nhà, ai rồi cũng phải tự học để trở thành “đầu bếp” để có thể tự lo cho chính bản thân mình.

 

Hội tập trung ở phía Bắc đông hơn, chúng tôi cùng thăm quan thành phố York cổ kính rồi chiều bắt tàu 30 phút về Leeds chuẩn bị đồ ăn. Hai chủ nhà Dũng và Nam đã đợi sẵn. Tối hôm đó, để mấy đồ nem rán, bánh chưng, miến, dưa hành lên bàn, nhìn qua giật mình vì thấy giống mâm cơm cúng ở nhà. Tối hôm ấy, chúng tôi cùng uống, cùng hát đến thật khuya.

 

Tháng 1/ 2020

Tết năm nay đến sớm hơn năm ngoái, năm nay các học giả Chevening lại tụ họp ở London để cùng nhau đón tết.

Mùng 1 Tết thời tiết bên này se lạnh và có chút mưa phùn như không khí Tết hằng ao ước. Chúng mình đã có một cái Tết sum vầy, ‘ấm no’ và trọn vẹn cùng nhau. Cùng nhau đi chùa, ăn tất niên và nấu cỗ ngày Tết với đầu đủ các món đặc trưng từ Bắc đến Nam.

 

Không có sắc hồng của hoa đào hay sắc vàng của cành mai, xa bố mẹ nhưng ở UK chúng tôi vẫn có Tết, có một gia đình nhỏ ấm áp và vui vẻ. Tôi lại nhớ đến một câu nói nào đó tôi đọc được trong cửa tiệm bán đồ lưu niệm “Home is not a place. That’s a feeling” – Nhà không phải một nời nào cụ thể, đó là một cảm giác.

Tết này có lẽ là Tết khó quên lắm.

 

Bài viết: 

Nguyễn Phương Anh – Học giả Chevening 2018/2019

Luyện Thị Linh – Học giả Chevening 2019/2020

Ảnh:

Trần Duy Thanh Nhã, Nguyễn Phương Anh – Học giả Chevening 2018/2019

Nguyễn Thị Nam Phương , Luyện Thị Linh – Học giả Chevening 2019/2020

Video:

Nguyễn Thị Nam Phương – Học giả Chevening 2019/2020

Rong ruổi trên những nẻo đường Skye

Rong ruổi trên những nẻo đường Skye

Bất chấp deadline ngập đầu (còn 2 tuần nữa phải xong dissertation project) mình cũng phải tìm Tour Isle of Skye để đi cho trọn trải nghiệm ở Scotland. Hỏi: Có đáng không? Xin trả lời: CỰC KỲ XỨNG ĐÁNG!!! Trước khi đi chỉ biết 

Tôi đã chọn một khóa học thật “kỳ lạ”

Tôi đã chọn một khóa học thật “kỳ lạ”

Gregory dẫn chúng tôi đi dọc con đường Thame River từ Tower Bridge đến Greenwick Park vừa đi vừa giới thiệu về lịch sử của từng địa điểm và hỏi thăm về kỳ nghỉ Giáng sinh của chúng tôi. Đó là vào một ngày cuối 

Chút hoài cổ ở Bath yên bình

Chút hoài cổ ở Bath yên bình

Nếu đã trót yêu nét đẹp cổ kính của nước Anh qua ngòi bút của nữ nhà văn Jane Austen, bạn nhất định phải ghé chơi Bath một lần!

Ngược dòng thời gian

Một buổi sáng thứ 7 vào cuối tháng 10, chuyến xe lửa đưa tôi từ London đến Bath – phố cổ xinh đẹp của vùng Somerset phía Đông Nam nước Anh. Rời xa thủ đô nhộn nhịp, tấp nập, tôi bắt đầu một cuối tuần thong thả, nhẹ nhàng ở địa điểm được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Khách du lịch đến Bath không khỏi choáng ngợp trước vẻ đẹp cổ điển của những căn nhà, con phố được xây từ thời Georgian ở thế kỉ 18. Trải qua hơn 200 năm, Bath vẫn còn giữ nguyên nét đẹp của một phố thị phồn hoa, nơi giới quý tộc Anh ngày xưa thường lui đến để tổ chức dạ hội, tắm nước nóng và thư giãn.

Sự “sang chảnh” của Bath thời ấy được nữ nhà văn Jane Austen miêu tả rất kĩ trong các tác phẩm kinh điển của bà. Trong truyện “Northanger Abbey” chẳng hạn, cô nàng 17 tuổi Catherine Morland mê tít những cửa tiệm hào nhoáng, vũ hội sang chảnh và ánh đèn lấp lánh của cuộc sống về đêm tại Bath.

Trời ơi, ai có thể chán Bath được cơ chứ!” – tôi không khỏi phì cười khi nhớ ra câu nói “để đời” này của nhân vật Catherine.

Trong chuyến đi này, tôi đến nhiều địa điểm mà Catherine ngày xưa có thể đã từng lui tới. Đó là dãy nhà Royal Crescent, bao gồm 35 toà nhà uy nghi của giới nhà giàu; hoặc Assembly Rooms, nơi tổ chức các buổi tiệc hoành tráng hoặc Milsom Street, “thủ phủ” của các shop thời trang hoặc nội thất hoài cổ.

Nằm cạnh Assembly Rooms là Bảo tàng Thời trang Anh, nơi trưng bày những bộ trang phục lộng lẫy của giới quý tộc, nghệ sĩ nổi tiếng, kèm theo mô tả chi tiết về quy trình phát triển công nghệ dệt vải từ thế kỉ 17 đến ngày nay. Sau khi đến Bảo tàng, tôi nhận ra rằng trong một xã hội trọng giai cấp như Anh quốc, trang phục và vẻ ngoài nói chung là một yếu tố rất quan trọng để giới quý tộc thể hiện mình.

Sau đó, tôi cũng ghé qua Bảo tàng Jane Austen để tìm hiểu thêm về cuộc đời của nữ nhà văn mà tôi yêu thích – tác giả của những tác phẩm nổi tiếng toàn thế giới như “Kiêu hãnh và Định kiến” hay “Lý trí và Tình cảm”. Nữ nhà văn từng sống tại Bath trong 5 năm và có thể nói, rất nhiều du khách đến Bath là fan lâu năm của Austen.

 

Sống chậm ở Bath

Cũng trong buổi chiều hôm ấy, trời đổ cơn mưa lớn nên tôi quyết định nán lại Bảo tàng Jane Austen để thưởng thức trà chiều – một thú vui rất Ăng-lê.

Ngồi cạnh khung cửa sổ, nhấm nháp trà thơm và bánh ngọt, tôi ngắm những con phố nhỏ của Bath ẩn hiện dưới cơn mưa. Một cảm giác thực sự rất yên bình và dễ chịu, tao nhã. Không chỉ tôi mà nhiều du khách đến Bath đã yêu mất cảm giác này.

  

Vì Bath rất nhỏ, trung tâm thành phố chỉ trong vòng bán kính 1km, xung quanh nhiều sông suối, vườn cây nên du khách có thể dễ dàng đi lại và tận hưởng sự cổ kính, nên thơ của phố cổ này. Chỗ đông đúc nhất có lẽ là di tích Roman Baths, nơi người La Mã cổ đại phát hiện ra dòng suối nước nóng vào 2,000 năm trước, mở đầu cho sự phát triển của Bath.

Đến Bath, bạn đừng quên trải nghiệm món Bath bun nổi tiếng. Có nhiều quán để bạn lựa chọn, nhưng đắt khách nhất vẫn là Sally Lunn’s. Được biết, nhà hàng đã phục vụ món bánh này từ thế kỉ 18, khi nữ đầu bếp Sally Lunn đến từ Pháp nghĩ ra công thức làm bánh ngon, dẻo và độc đáo.

Nhà hàng Sally Lunn’s có 3 tầng, cổ kính và nhỏ xinh với màu gỗ mun chủ đạo và ánh đèn vàng dìu dịu. Khách có thể gọi Bath bun ngọt (ăn kèm với bơ mứt) hoặc bánh mặn (ăn chung với thịt và rau). Theo cảm nhận của tôi, món bánh này ban đầu có vẻ hơi giống…hamburger hoặc waffles, nhưng vị lại rất thanh và dễ ăn.

Ở Bath có nhiều khách sạn cổ kính để bạn lựa chọn, nhưng giá cả phải chăng nhất phải kể đến YMCA hostel ở ngay trung tâm, nằm trong toà nhà cổ. Nếu bạn là tín đồ của “du lịch bụi”, YMCA là một lựa chọn rất hợp lý.

Vậy đấy, cuối tuần của tôi ở Bath trải qua thật yên bình, đáng yêu như vậy. Khi lên tàu về lại London, tôi không khỏi tiếc nuối khi rời xa những con phố nhỏ quanh co của Bath, và tự nhủ rằng nếu có dịp, chắc chắn tôi sẽ quay lại phố cổ xinh xinh này!

Bài viết: Nguyễn Thị Nam Phương – Chevening 2019/2020
Hình ảnh: Nguyễn Thị Nam Phương – Chevening 2019/2020