Tag: scholarship

Chuẩn bị du học 3: Tính toán cơ hội khi xin học bổng

Chuẩn bị du học 3: Tính toán cơ hội khi xin học bổng

Bài này sẽ chỉ ra các nguyên tắc cơ bản cần xem xét trước khi xây dựng chiến lược săn học bổng. *Chú ý: Đây là những phân tích để cung cấp góc nhìn rất thực tế về việc săn học bổng, chứ không phải 

Chuẩn bị du học 2: Thái độ

Chuẩn bị du học 2: Thái độ

Nghĩ đi nghĩ lại mới dám viết cái này. Mấy năm nay, đứng giữa và chứng kiến nỗi khổ của cả hai bên “xin” và “cho” học bổng thạc sỹ toàn phần, tôi thấy có những thứ không nói ra thì rất bức bối. Bài viết 

Chuẩn bị du học 1: Bảng xếp hạng không phải la bàn vàng (Phần 3)

Chuẩn bị du học 1: Bảng xếp hạng không phải la bàn vàng (Phần 3)

Tiếp theo phần trước, bài viết này bao gồm cách sử dụng bảng xếp hạng hiệu quả và các lỗi cần tránh.

Cách sử dụng bảng xếp hạng hiệu quả

Hiểu rõ nhu cầu, ưu tiên, và khả năng của mình khi chọn trường. Thường trên facebook group “Hội những người sắp đi UK”, mọi người sẽ hỏi nhau: “Mọi người ơi em đang tìm trường nào rank cũng được, không thấp quá nhưng cũng không cao quá để học không vất vả, còn dành thời gian đi làm thêm (thường là các công việc vặt như rửa bát, phục vụ) và du lịch.” Rõ ràng họ có nhu cầu nhưng không biết sắp xếp ưu tiên. Ưu tiên đi chơi cũng được, đi học cũng được, nhưng phải xác định ưu tiên cái này thì sẽ khó đạt được cái khác. “At college (university) there are social life, sleep, good grades. Choose two.”

Có hiểu biết đủ sâu về một trường nào đó để lấy đó làm điểm tham chiếu

Đơn giản nhất là hỏi đứa bạn nào đó có background gần giống mình và đã học ở trường đó xem học hành có thuận lợi và khó khăn gì. Ngoài ra, cần tìm hiểu thông qua các giáo sư và cựu sinh viên. Chỉ cần gửi mail và biết cách hỏi đúng cái cần hỏi (hỏi cái gì thì quay lại mục 1 – biết nhu cầu, khả năng, và ưu tiên của mình)

Để tìm hiểu về đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất, cách chính xác nhất đương nhiên là đến tận nơi tìm hiểu, quan sát, nói chuyện với giáo viên, hoặc đi nghe thuyết trình về các chương trình học, thậm chí xin tham gia các summer workshop. Cách này chính xác nhưng tốn kém.

Chỉ sử dụng bảng xếp hạng để “khoanh vùng” lựa chọn

Hồi tìm trường ở Anh, tôi khoanh vùng các trường cùng lúc nằm trong top 100 của QS, top 200 của THE, và top 100 của QS by subject. Sau đó tìm các trường có khóa học đúng chuyên ngành mình cần, và thấy được mấy trường UCL, University of Edinburgh, University of Liverpool, University of Nottingham, và University of Manchester. Vì Chevening cho phép chọn tối đa 3 trường nên tôi chọn Edinburgh, Nottingham, và Liverpool.

Các lỗi cần tránh khi sử dụng bảng xếp hạng 

Bảng xếp hạng nào cũng có hạn chế đáng kể (như đã nói ở trên). Dựa vào thứ tự xếp hạng để ra quyết định cuối cùng là không hề khôn ngoan. Các thông tin từ giáo sư và cựu sinh viên đáng để tham khảo hơn nhiều. Tác giả M. Frot làm việc cho Quacquarelli Symonds cho rằng các lỗi dưới đây là những lỗi phổ biến nhất khi sử dụng bảng xếp hạng.[6]

Quá chú trọng vào chênh lệch thứ hạng mà quên đi chênh lệch về điểm

Trên thực tế, nhiều trường có thể chênh nhau một vài bậc trên bảng xếp hạng, nhưng khoảng cách về khả năng giảng dạy và nghiên cứu là không lớn (phản ánh qua điểm đánh giá). Thứ hạng của mỗi trường có thể lên hoặc xuống 3 – 5 bậc mỗi năm là chuyện rất bình thường. Không nên vì chênh lệch vài bậc giữa trường A và trường B mà ưu tiên trường có thứ hạng cao hơn.

Cho rằng phương pháp xếp hạng đương nhiên phù hợp với ưu tiên và nhu cầu của bản thân

Như đã nói, mỗi bảng xếp hạng có tiêu chí và ưu tiên riêng. Việc đầu tiên khi xem bảng xếp hạng là đọc phương pháp (methodology) của nó.

Cảm thấy thất vọng khi không thể vào/tìm được trường trong top 10/ top 20 phù hợp với mình

Hiển nhiên, có nhiều trường đại học danh tiếng, có tài nguyên con người và cơ sở vật chất rất tốt, mặc dù đứng dưới top 100, thậm chí 200. Những trường top 10 chưa hẳn đã lựa chọn phù hợp nhất. Vì thế đừng tự đóng cơ hội của mình chỉ vì danh tiếng hay danh giá.

Bỏ qua bảng xếp hạng theo bộ môn

Đây là một lỗi khá ngớ ngẩn nhưng vẫn nhiều người mắc. Bảng xếp hạng theo bộ môn thậm chí còn quan trọng hơn bảng xếp hạng chung, bởi vì nó cho người tra cứu nhiều thông tin liên quan đến lĩnh vực đào tạo mà họ quan tâm hơn.

Lời kết

Tóm lại, bảng xếp hạng các trường đại học không phản ánh bức tranh toàn cảnh thế giới học thuật, càng không phải la bàn để định hướng chọn trường. Bảng xếp hạng chỉ cho một bức tranh toàn cảnh được tạo ra dựa trên những tiêu chí ưu tiên và thiên vị nhất định. Người tra cứu cần hiểu rất rõ các tiêu chí ưu tiên đó, so sánh với tiêu chí của chính mình để có những định hướng phù hợp.

Bảng xếp hạng, xét cho cùng, cũng chỉ cung cấp những thông tin rất cơ bản mang tính định hướng ban đầu. Việc chọn khóa học phù hợp phải dựa trên rất nhiều thông tin khác. Đừng để mình “tuyệt vọng” đến mức phải đưa thứ hạng của trường vào Statement of Purpose như một lý do chọn trường.

Bài: Hoàng Đức Long, học giả Chevening 2015 – 2016

Ảnh: Sidgarg

Tài liệu tham khảo

[1] A. Marszal, “University rankings: which world university rankings should we trust?,” 4 October 2012. [Online]. Available: http://www.telegraph.co.uk/education/universityeducation/9584155/University-rankings-which-world-university-rankings-should-we-trust.html. [Accessed December 2016].

[2] QS Staff Writer, “QS World University Rankings Methodology,” Quacquarelli Symonds Ltd., September 2016. [Online]. Available: https://www.topuniversities.com/qs-world-university-rankings/methodology. [Accessed December 2016].

[3] Times Higher Education, “World University Rankings 2016-2017 methodology,” Times Higher Education, September 2016. [Online]. Available:
https://www.timeshighereducation.com/world-university-rankings/methodology-world-university-rankings-2016-2017. [Accessed December 2016].

[4] L. Bridgestock, “World University Ranking Methodologies Compared,” Quacquarelli Symonds, September 2016. [Online]. Available: https://www.topuniversities.com/university-rankings-articles/world-university-rankings/world-university-ranking-methodologies-compared. [Accessed December 2016].

[5] M. B. Gokcen Arkali Olcay, “Is measuring the knowledge creation of universities possible?: A review of university rankings,” Technological Forecasting & Social Change, 2016.

[6] M. Frot, “5 Common Mistakes to Avoid When Using University Rankings,” Quacquarelli Symonds Ltd., August 2016. [Online]. Available:
http://www.topuniversities.com/blog/5-common-mistakes-avoid-when-using-university-rankings. [Accessed December 2016].

Chuẩn bị du học 1: Bảng xếp hạng không phải la bàn vàng (Phần 2)

Chuẩn bị du học 1: Bảng xếp hạng không phải la bàn vàng (Phần 2)

Tiếp theo phần trước, bài viết này sẽ bao gồm các hạn chế và các điểm cần chú ý khi sử dụng thông tin từ các bảng xếp hạng. Các hạn chế của mỗi bảng xếp hạng QS dựa trên kết quả khảo sát uy 

Chuẩn bị du học 1: Bảng xếp hạng không phải la bàn vàng (Phần 1)

Chuẩn bị du học 1: Bảng xếp hạng không phải la bàn vàng (Phần 1)

Tôi đích thị là một đứa ưa danh vọng phù phiếm. Thế nên khi Archdaily đăng lại Bảng xếp hạng 100 trường kiến trúc tốt nhất thế giới của Quacquarelli Symonds, tôi phải vào ngay xem Đại học Nottingham đứng ở đâu. No. 80, lại