Tag: England

Có một London rất xanh

Có một London rất xanh

Tôi đặt chân xuống London vào đầu tháng 9, khi cái nắng hè đã bớt chói chang nhưng vẫn đủ tỏa sáng một bầu trời xanh trong. Khi còn ở nhà với vô vàn những tưởng tượng về nước Anh và thủ đô London, tôi 

Những người “Con gái bà Triệu thế kỷ 21”* đưa hình ảnh Việt Nam ra thế giới

Những người “Con gái bà Triệu thế kỷ 21”* đưa hình ảnh Việt Nam ra thế giới

Những người “Con gái bà triệu thế kỷ 21”* đưa hình ảnh việt nam ra thế giới Một năm sống ở London – đối với nhiều người, sẽ là cơ hội để được gặp gỡ với rất nhiều người nổi tiếng, những chính trị gia, 

10 chuyện “nhảm nhí” mà tôi thích khi làm học giả Chevening

10 chuyện “nhảm nhí” mà tôi thích khi làm học giả Chevening

Hai chữ “học giả” dễ khiến nhiều người tưởng rằng các Chevener là những người chỉ dành thời gian cho sách vở. Thực tế là tôi thấy mình dành thời gian cho những việc “nhảm nhí” nhiều hơn học. Và sau đây là 10 điều nhảm nhí mà chỉ có các Chevener mới được trải qua

1. Nhận ra cách phát âm chính xác của từ Chevening

Cho đến tận lúc dự tiệc mừng các tân học giả năm 2015, tôi mới nhận ra mình toàn phát âm sai từ này. Trước đó tôi toàn phát âm nó là /ˈtʃe.v(ə).nɪŋ/ (Che-vơ-ninh). Thực ra nó phải là /ˈtʃiːv(ə)nɪŋ/ (Chi-v-ninh).

2. Ngày hạnh phúc nhất trong tháng là ngày 21

Lý do rất đơn giản: ngày 21 hàng tháng là ngày FCO chuyển tiền sinh hoạt phí vào tài khoản của chúng tôi.

3. Thích thú với những thứ nho nhỏ liên quan tới Chevening

Chevening có hẳn một bộ nhận diện thương hiệu rõ ràng. Ví dụ bộ màu nhận diện của Chevening chỉ gồm 6 màu và phải tuân theo mã màu chính xác của FCO. Hay như chuyện phông chữ chính thức của Chevening là Gotham vì phông này đảm bảo được sự đơn giản lẫn trang trọng.

Chevening còn có cả một bộ đầy những món đồ nho nhỏ tặng cho mỗi học giả như: kẹo Chevening, USB Chevening, túi đựng thẻ Chevening (để đựng Oyster card hay các loại thẻ thông minh khác), thậm chí cả pin sạc dự phòng Chevening.

4. Thích chụp ảnh “tự sướng” với một cây gậy

Chevening năm 2015-2016 có một trò chơi nho nhỏ dành cho các học giả: khởi đầu từ London, một cây gậy Chevening (Chevening baton) sẽ được học giả Chevening mang theo bên mình và chuyển cho học giả ở vùng khác. Học giả này sẽ mang theo cây gậy khi du ngoạn đến một vùng khác trong Vương quốc Anh và trao lại cây gậy nào cho học giả đang sinh sống ở đó. Cứ như vậy, cây gậy sẽ chu du khắp Vương quốc. Tất nhiên, các học giả luôn tranh thủ chụp ảnh “tự sướng” với cây gậy này, và FCO có hẳn một cuộc thi dành cho những người chụp được ảnh đẹp nhất, hoặc chụp được ảnh tại những điểm đặc biệt nhất, như Giants’ Causeway chẳng hạn.

Nếu bạn có tò mò cây gậy này trông thế nào, nó thực ra chỉ là một gậy ngắn bằng hợp kim nhôm trong ảnh này.

5. Nhận ra nhau nhờ túi xách đi chợ

Các học giả Chevening thường được phát cho một túi vải đựng tất cả các món đồ Chevening kể trên. Vấn đề là cái túi đó rất bền, rất hợp để đựng đồ khi đi chợ, và có in logo của Chevening to đùng đỏ chót ở trên. Có một lần tôi đã được một Chevener khác nhận ra trong siêu thị nhận ra chỉ vì “Ơ cậu lấy cái túi này ở đâu đấy? Không phải ai cũng có nó đâu”.

6. Giày

Nước Anh là một trong những thiên đường của mấy đứa mê giày da nhưng ít có cơ hội đi giày da. Từ giày bình dân đến giày trung cấp giá bình dân và giày cao cấp, tất cả đều có ở London. Tuy nhiên, mọi người, trong đó có tôi, đi bộ rất nhiều nên toàn sắm giày thể thao hoặc boot dã chiến đi cho tiện. Đôi giày oxford của Loake, tôi mua ở Anh, mới được đi chưa đến 6 lần. Đến nỗi có đứa trêu: “Giày bóng lộn. Ruồi đậu còn trượt chân”.

7. Học hết sức, chơi hết mình

Bất kể dành thời gian học, đi du lịch, hay tham gia các hoạt động tình nguyện, chúng tôi chẳng muốn bỏ phí một giây nào. Bởi vì tên chúng tôi đã bị đánh dấu trong danh sách của FCO rồi. Chỉ hơn 1 năm sau là tất cả sẽ phải lần lượt rời khỏi Vương quốc Anh hết.

8. Và đôi khi chẳng muốn làm gì cả

Thời tiết nước Anh khi có nắng mùa hè cực kì đẹp. Dù nắng mấy nhiệt độ cũng chỉ loanh quanh 25 – 26 độ C, và nắng đến tận 9 giờ tối. Có nhiều ngày chủ nhật hay lúc chiều muộn ngày làm việc, dù còn một núi bài để làm, nhưng tôi chỉ nằm lăn ra đó ngắm dời ngắm đất.

9. Săn vé sự kiện là một cuộc chiến

Chevening Secretariat thường xuyên tổ chức nhiều sự kiện cho các học giả Chevening với mức giá vé và phí ăn ở cực kì ưu đãi. Các sự kiện này “hot” đến nỗi vé thường bốc hơi sau chỉ 2 phút, còn “quá nhanh, quá nguy hiểm” hơn cả săn vé show biểu diễn của Adele.

10. Mỗi người bạn Chevener là một người độc nhất vô nhị

Bạn tôi mỗi người một vẻ. Chuyên gia phân tích dữ liệu mơ mộng Giang Phương Hoa. Hoa hậu thân thiện Minh Mong Manh. Người thấu cảm đãng trí Thảo Bubu. Người Chị Cả mà giống như mẹ cả thân thiện, chị Long Hòa (Nhiều khi đi chơi được các chị nấu ăn cho, chúng tôi vẫn xưng là con, còn các chị là mẹ)

Một vài Chevener trong một dịp đi chèo Kayak ở Reading. (Theo thứ tự từ phải sang trái) Tôi, Minh, Ngọc, Thắm, Hoa, Thảo Bubu

Đến với cộng đồng Chevening, nhiều khi là để tận hưởng những cái nho nhỏ như vậy. Mà chính những điều như thế mới khiến một năm ở Vương quốc Anh trở nên đáng nhớ, thậm chí là những ngày tháng tuyệt vời nhất trong đời chúng tôi.

#WeAreChevening

Bài & Ảnh: Hoàng Đức Long, Tabitha Wacera

Học giả Chevening 2015-2016

 

Nước Anh có gì: The best of Sheldon’s obsession

Nước Anh có gì: The best of Sheldon’s obsession

Disclaimer: Các thông tin chính xác về lịch sử phát triển và nguồn gốc của ngành đường sắt, ở UK và trên thế giới, có tương đối đầy đủ trên cả Wikipedia & Quora. Nội dung bài này hoàn toàn là quan điểm chủ quan 

Gót chân còn vương mùi oải hương

Gót chân còn vương mùi oải hương

Oải hương là một trong những loài thảo mộc thiêng liêng nở rực rỡ nhất vào giữa mùa hè, tầm tháng Bảy đến tháng Chín. Tôi biết đến nó sau khi đọc cuốn sách ‘Ngón tay mình còn thơm mùi oải hương’ của chị Ngô 

Những điều “tưởng bở” khi du học Anh (Phần 1)

Những điều “tưởng bở” khi du học Anh (Phần 1)

Nhiều tân du học sinh nước Anh đã phải ngỡ ngàng khi nhận ra mọi chuyện ở vùng đất này không giống những gì mình vẫn tưởng. Dưới đây là 18 điều “tưởng bở” phổ biến mà bạn dễ mắc phải:

Dưa bở #1

Sau khi đi du học về tiếng Anh sẽ trở nên thật pro, về nhà sẽ loè được nhiều người, nhất là có được giọng Anh Quốc nghe thật ‘chất’.

Thời gian lên lớp ít, không phải giáo viên nào cũng là người bản xứ, không chịu tiếp xúc, chỉ chơi với người Việt, bạn nghĩ tiếng Anh mình sẽ có khác gì so với các bạn ở Việt Nam chuyên tâm học tiếng Anh không?

Đặc biệt đối với các anh chị học PhD chỉ gặp một số đồng nghiệp ít ỏi trong văn phòng, và chỉ gặp súp (supervisor – giáo viên hướng dẫn) vài lần trong năm, hay các bạn học ngành engineering/computer science thì suốt ngày đối diện với màn hình vi tính hoặc các thuật ngữ chuyên ngành, chỉ phải tự thân vận động ra ngoài tham gia các hoạt động xã hội hoặc đi làm thêm mới cải thiện được tiếng Anh hơn lúc ở Việt Nam thôi. Những bạn nào muốn tiếng Anh của mình thực sự được nâng cấp thì để ý điều này nhé.

Continue reading Những điều “tưởng bở” khi du học Anh (Phần 1)