[Chia sẻ] Săn Học bổng du học (P3 – kết thúc): “Nồi nào úp vung đấy”

[Chia sẻ] Săn Học bổng du học (P3 – kết thúc): “Nồi nào úp vung đấy”

Chuyn thành – bi khi săn hc bng (và chuyn du hc nói chung) ph thuc rt ln vào chuyn bn tìm được la chn phù hp vi bn thân mình. Đc tiếp đ tìm hiu c th nhé!

1.

Bạn nên nộp nhiều học bổng để tăng cơ hội cho mình – điều này là hoàn toàn hợp lý. Thế nhưng, theo mình, bạn cũng nên lưu ý điểm riêng của từng học bổng để chọn cho trúng.

Tương tự, trước khi bạn chọn trường, chọn ngành học, hãy dành thời gian tìm hiểu thật cụ thể về mong muốn, nhu cầu, thế mạnh, hòan cảnh và nguyện vọng tương lai của chính bạn. Sau đó, bạn hãy lựa chọn chương trình đáp ứng những đặc điểm rất riêng đó của bản thân.

 

Hãy tìm lựa chọn phù hợp với bản thân mình nhé.

Làm thế nào để biết chương trình/ học bổng đó có “hợp rơ” với mình hay không? Bạn nên đọc thật cụ thể mô tả ngành học/ học bổng, xem họ tìm kiếm đối tượng nào và mục tiêu đào tạo là gì, các môn học sẽ học cái gì, quan sát xem cựu sinh viên đang làm ở đâu, và so sánh nhiều lựa chọn với nhau.

Tốt hơn nữa, bạn nên hỏi thầy cô ngành đó, và hỏi cựu sinh viên để có cái nhìn chân thực nhất.

Đây cũng là cách giúp bn tr li câu hi muôn thu ca hi đng phng vn: “Tại sao bạn chọn ngành/ chương trình/ học bổng này?” Khi đó, bn s có câu tr li mang du n ca riêng mình, thay vì câu nói rt chung chung, hi ht như “Đây là chương trình danh giá, trường này nổi tiếng, chương trình này nghe tên “kêu kêu”.

Ví dụ chút xíu một số điểm cần cân nhắc nhé:

*Chọn học bổng:

Bạn thích học xong được ở lại để tìm việc ổn định hay định cư? Bạn có khả năng tài chính để chi trả một phần học phí/ tiền ăn ở không? Bạn thích văn hoá châu Âu, Mỹ hay châu Á? Bạn có kinh nghiệm đi làm chưa? Điểm Đại học thế nào? Bản thân công ty bạn có chương trình tài trợ học phí nào không?

*Chọn trường:

Bạn thích nông thôn yên tĩnh hay thành thị nhộn nhịp? Bạn thích trường cổ kính hay trường mới xây, năng động? Mạng lưới cựu sinh viên của trường như thế nào? Trường có nhiều hoạt động giao lưu, ngoại khoá không?

*Chọn ngành:

Bạn thích học lý thuyết nghiên cứu hay thực hành? Bạn thích lớp học đông vui hay nhóm nhỏ? Bạn thích học lâu lâu tí để đi trải nghiệm văn hoá, hay học nhanh để quay lại làm việc? Hay bạn có thích chương trình Việt Nam liên kết với nước ngoài không, để được gần gia đình và không phải nghỉ làm?

Ví dụ nữa nè: Mình chọn ngành Financial Journalism ở City, University of London vì mình thấy đây là chương trình đào tạo cụ thể về cách đưa tin lĩnh vực kinh tế – tài chính (là điều mà mình rất muốn học). Có các môn học về Đưa tin kinh tế quốc tế và Sử dụng dữ liệu kinh tế để viết báo (Cũng là hai vấn đề mình còn yếu). Vị trí của trường ở thủ đô tài chính – truyền thông của thế giới là London cũng là lí do quan trọng.

Còn bạn Chi Ngô, cũng Chevening năm nay với mình, chọn ngành Digital Media ở University of Brighton vì bạn thích các dự án của thầy cô của ngành này, và trường có tổ chức Digital Festival hàng năm, đồng thời trường có mối quan hệ rộng với cộng đồng creative ở Anh.

Bạn thấy không, chuyện một học bổng hay ngành học có “danh giá” hay không thực ra chẳng quan trọng bằng việc lựa chọn đó phải phù hợp với bản thân mình, phải không nè? Có một câu trả lời cụ thể, chắc chắn về vấn đề này, bạn sẽ chứng tỏ được mình nghiêm túc với chuyện đi học, và cả với tương lai của mình.

Lưu ý:

Mình viết như thế này không có nghĩa là khuyên bạn đừng nộp đơn vào các chương trình/ các trường nổi tiếng, có tỷ lệ chọi cao. Nếu như bạn đã suy nghĩ kĩ, và thấy các chương trình/ các trường đó phù hợp với nguyện vọng, năng lực và nhu cầu của mình, thì vẫn rất nên nộp, bạn nhe.

 

2.

Để kết thúc series các bài viết chia sẻ này, mình thân chúc bạn một ngày đẹp trời sắp tớ, bạn sẽ sung sướng nhận được email thông báo đậu học bổng (Lúc đó nhớ share với mình nhé hehe).

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất ở tuổi 20, theo mình, vẫn là bạn tìm ra được mình muốn gì và thích theo đuổi cái gì. Một khi bạn đã tìm ra được điều đó, thì du học (hay học bổng) cũng chỉ là 1 phần trong con đường tương lai còn rất dài của bạn thôi.

Chúc bạn thành công. Chúng mình cùng tiếp tục nỗ lực và cố gắng nhé!

 

Hội chị em trà chiều thân chúc bạn may mắn.

Cheers,

Bài viết: Nguyễn Thị Nam Phương – Chevening 2019/2020
Hình ảnh: Nguyễn Thị Nam Phương – Chevening 2019/2020 (hình đại diện: by Vek Labs on Unsplash)