[Chia sẻ] Săn Học bổng du học (P2): Thi rớt tức là học dốt?

[Chia sẻ] Săn Học bổng du học (P2): Thi rớt tức là học dốt?

Trong bài thứ hai, mình xin phép chia sẻ về việc xác định thái độ đúng đắn trước khi săn học bổng, và vượt qua chuyện tưởng như rất “khủng khiếp” là thi rớt.

1.

Câu hỏi “Tại sao săn học bổng?” thoạt nghe có vẻ rất dễ trả lời – săn học bổng là để có cơ hội du học, trải nghiệm văn hoá, mở mang tầm óc, có tấm bằng “xịn” mà không tốn tiền.

Những điều trên hoàn toàn đúng. Thế nhưng, nó là những gì sẽ diễn ra khi bạn ĐƯỢC học bổng, chứ không phải là trong quá trình SĂN học bổng.

Mà khoảng cách giữa chuyện bắt đầu rải hồ sơ đến chuyện được học bổng, lên đường đi học thì lại… rất xa – nhanh thì một năm, lâu thì đến..một thập niên. Trong quá trình dài ơi là dài đó, có thể bạn sẽ thi rớt nhiều lần (đăc biệt là khi bạn nộp nhiều học bổng).

Khi bạn thi rớt, tức là mục tiêu “du học miễn phí, mở mang đầu óc” ở trên trở nên xa vời. Có khi bạn cố gắng mãi, năm này qua tháng nọ mà chưa thấy email thông báo thi đậu xuất hiện (chỉ toàn là câu xin lỗi “em rất tốt nhưng tôi rất tiếc”), và mãi mà chưa thấy mình được đi du học trong khi người khác xách vali đi ầm ầm.

Lúc đó, nếu không chun b tâm lý trước, bn s bun, xu h và d dàng nghĩ tiêu cc rng mình hc dt, mình đã phí hoài công sc cho chuyn này, rng mình d hơn người ta, rng mình ch có hi vng gì.

Cùng lúc đó, bạn có thể bận rộn với cuộc sống riêng (như đổi chỗ làm, có dự án mới, có người yêu mới chẳng hạn). Những lúc như vậy (vừa thi rớt lại vừa bận bịu), thì bạn rất dễ chán nản và nhen nhóm ý định bỏ cuộc.

Thế thì bỏ quách đi cho đỡ nhức đầu, nhỉ?

Thực tế là, chuyện đậu rớt học bổng ngoài chuyện năng lực của bạn ra – thì còn rất nhiều yếu tố bên ngoài khác. Bạn xem, số lượng học bổng có hạn mà lượng ứng viên nộp rất đông (cả vài trăm người nộp mà chỉ lựa 20 người chẳng hạn – tỷ lệ rớt quy ra là 90%), nên năm nào cũng sẽ có rất nhiều người chưa may mắn.

Ngoài ra, người ta chọn người phù hợp nhất với tiêu chí của học bổng trong năm đó, chứ không phải là họ đánh giá rằng bạn giỏi hay bạn dở, bạn là người tốt hay người xấu. Nên mong bạn đừng cho rằng email “thi rớt” là họ chê bạn yếu kém nha – chỉ đơn giản là bạn chưa phù hợp với những gì họ tìm kiếm trong năm đó thôi.

Thi rớt là rất bình thường, miễn sao mình rút kinh nghiệm và bước tiếp, nhe!

Có một điều mình chắc chắn: Đó là cho dù bạn đậu hay rớt, thì quá trình săn học bổng cũng bắt bạn trưởng thành hơn, hiểu thêm về ước mơ, điểm mạnh điểm yếu của mình hơn, rèn khả năng trình bày và viết lách hơn. Tức là bạn không mất mát cái gì cả, cho dù kết quả ra sao.

Vì vậy, để yên lòng và vững tâm trong “dặm trường” săn học bổng, mình hi vọng bạn hãy xem chính quá trình làm hồ sơ là trải nghiệm đẹp, giúp bạn rèn luyện kĩ năng và hiểu về bản thân mình.

Nếu bạn nghĩ vậy, thì dù kết quả tốt hay xấu, bạn vẫn là người chiến thắng. Vì bạn dám nộp học bổng, tức là bạn đã rất cố gắng rồi, và bạn có quyền tự hào về điều đó.

2.

Chắc bạn đang tự hỏi: Sao mà bạn này deep vụ này vậy ta?

Chuyện là, trong năm vừa qua mình thi rớt đến 3 lần, và mình khá… bất ngờ khi biết các anh/chị, các bạn khác cũng nhiều lần thi rớt trước khi thành công. Kể cả những anh chị thành tích hoành tráng, thì chuyện lận đận nhiều năm cũng là bình thường.

Hội trai xinh gái đẹp của Chevening Việt Nam năm nay.

Mình thử lấy ví dụ là hai cô gái rất tuyệt vời của Chevening Việt Nam 2019 nhé: Chị Giang Trần để đến được với Chevening năm nay, chị đã không thành công với 5 chương trình khác, còn “cô gái vàng Cambridge” Nghi Nguyễn đã nộp hồ sơ 15 lần và rớt 13 lần trong số đó.

Theo mình, cái khó khi săn học bổng không phải là “thi 1 phát là đậu để chứng tỏ mình giỏi, mình tài năng hơn người”, mà là bạn xử lí ra sao khi thi rớt – bạn sẽ vượt qua nó hay là để nó làm bạn chùn bước? Kiên trì cũng là tố chất mà các học bổng thường tìm kiếm.

Để mình kể lại chuyện bản thân mình thi rớt nghen, và mình học được gì:

Lần 1: Thi rớt một học bổng mà mình biết đến từ lâu. Vì không chuẩn bị tâm lý, lại là lần đầu tiên xin học bổng Thạc sĩ mình nên rất buồn và sốc, đơ cả người ra. Nhận được tin mà… bánh bèo chui vào toilet khóc.

Lần 2: Không chỉ rớt học bổng mà người ta còn không cho mình học tự túc. Phũ phàng chưa?

Lúc này mình cũng hoang mang, nhưng khi đó chỉ còn 2 ngày nữa là phỏng vấn Chevening, mình không cho phép mình được buồn hay được khóc nữa. Ừa thì người ta đánh rớt mình thật, nhưng mình phản ứng thế nào là quyền của mình.

Và mình chn phương án mnh m lên đ còn chiến đu tiếp, vì không còn cách nào c, ngi đó than thân trách phn s ch được gì.

Vào phòng phỏng vấn Chevening, mình nói “em thi rớt 2 lần mà bây giờ em được ngồi đây chia sẻ với mọi người về kế hoạch tương lai của em, vậy là em vinh dự lắm rồi ạ, thật không mong gì hơn”.

Vì mình nghĩ vậy thật. Kết quả có ra sao, thì mình cũng vui vì có một tiếng trò chuyện rất thoải mái với hội đồng phỏng vấn, và họ lắng nghe mình, vậy là mình hoàn thành tốt nhiệm vụ rồi.

Lần 3: Được cho vào danh sách dự bị rồi cũng rớt. Nhưng lần này nhẹ nhàng hơn nhiều rồi, mình cảm thấy nó bình thường lắm. Rớt thì rút kinh nghiệm, nộp tiếp thôi!

Thực sự thì, suy cho cùng, 3 lần thi rớt này chính là một phần quan trọng trong quá trình săn học bổng của mình:

Không thi rớt lần 1 thì mình đã không nộp đơn cho YSEALI, và không thi rớt lần 2 thì mình đã không có buổi nói chuyện rất vui và nhẹ nhàng với Chevening như vừa kể. Và lần 3 thì sao? Lại càng giúp mình mạnh mẽ hơn một chút. Quan trọng là mình phải tiếp tục cố gắng.

Theo mình, thì chuyện thi rớt không phải do bạn dở hơn người ta, và sẽ rất tiếc nếu như bạn để chuyện này làm mình nhụt chí và từ bỏ chuyện săn học bổng. Hãy xem mỗi lần chưa thành công là trải nghiệm tốt, rút kinh nghiệm từ đó, và kiên trì nộp đơn lần nữa, bạn nhé!

Quá trình săn học bổng vì thế sẽ không phải là chuyện ngày một, ngày hai. Hãy kiên nhẫn, cố gắng nhé bạn ơi.

Thân chúc bạn “thất bại là mẹ thành công”. Trong quá trình săn học bổng, nếu có lúc chưa may mắn thì bạn vào đọc lại bài này để giữ vững tinh thần nhé <3

Tác giả bài viết (bạn gái mặc áo dài đỏ) chụp hình cùng bạn và gia đình trong ngày Pre-Departure Briefing & Reception tổ chức tại Lãnh sự quán Việt Nam.

 

Bài viết: Nguyễn Thị Nam Phương – Chevening 2019/2020
Hình ảnh: Nguyễn Thị Nam Phương – Chevening 2019/2020 (hình đại diện: by dylan nolte on Unsplash)